Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn của Việt Nam trong năm 2022

Thứ hai, 24/01/2022 16:01

TMO - Năm 2022, dự báo Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa. Đáng chú ý, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): năm 2021, sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nhờ nhu cầu của Trung Quốc cao.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,84 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 865,5 triệu USD, giảm 0,8% về lượng nhưng tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 95,8% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước, với 1,76 triệu tấn, trị giá 826,68 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ảnh minh họa

Với sắt lát khô, trong năm qua, nước ta xuất khẩu đạt 780,11 nghìn tấn, trị giá 202,06 triệu USD, tăng 43,4% về lượng và tăng 60,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Sắn lát khô được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,6% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của cả nước với 691,24 nghìn tấn, trị giá 172,71 triệu USD, tăng 54,1% về lượng và tăng 74% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Với chính sách “Zero Covid-19”, phía Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ việc giao hàng qua cửa khẩu, khiến tiến độ giao hàng rất chậm.

Năm 2022, dự báo Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa. Đáng chú ý, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã có những quy định mới khắt khe hơn áp dụng đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Trung Quốc không chỉ yêu cầu về bao bì, mẫu mã, mà còn yêu cầu về nội dung hồ sơ...

Điều này cho thấy việc xuất khẩu vào thị trường này không còn đơn giản như trước kia, buộc doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm.

 

 

Nguyễn Ngọc

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline