Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Triển khai xây dựng các tuyến kè chống sạt lở khẩn cấp

Thứ năm, 08/09/2022 11:09

TMO - Trong năm 2022, thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng bờ kè phòng chống sạt lở, nhất là các tuyến đường sông giao thông trọng yếu nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại từ tình trạng sạt lở tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Thành phố Cần Thơ có hệ thống kênh rạch chằng chịt và phương tiện giao thông thủy dày đặc. Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn thành phố thường xuyên xảy ra, nhất là các tuyến đường sông, kênh xáng có nhiều tàu thuyền qua lại. Trước thực trạng này, thành phố đã xác định sạt lở bờ sông là một trong ba loại hình thiên tai cùng với mưa dông và triều cường.

Từ đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chỉ đạo Chi cục Thủy lợi theo dõi thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Đài Khí tượng Thủy văn Cần Thơ chủ động các giải pháp kịp thời ứng phó với tình trạng sạt lở đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân. 

Thời gian qua, cùng với chỉ đạo về công tác kiểm tra, vận hành các hệ thống công trình thủy lợi hợp lý, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh vùng nông thôn, UBND thành phố Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến kè chống sạt lở khẩn cấp. Mới đây, UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành quyết định xây dựng hai công trình kè chống sạt lở khẩn cấp trên các tuyến sông ở huyện Phong Điền và huyện Vĩnh Thạnh với kinh phí dự kiến hơn 13 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Công trình kè rạch Cái Sơn ở quận Ninh Kiều đang được thi công. Ảnh: Thanh Liêm 

Hai công trình gồm kè chống sạt lở khẩn cấp bờ phải Rạch Sung ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền và kè chống sạt lở khẩn cấp kênh Cái Sắn (phía bờ Bắc) ở xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh. Trong đó, kè chống sạt lở Rạch Sung có chiều dài 80m, kết cấu kè bán kiên cố, kết hợp thảm đá gia cố mái với kinh phí 4 tỷ đồng.

Kè chống sạt lở kênh Cái Sắn chiều dài 70m, kết cấu kè kiên cố dạng bản sàn kết hợp cừ dự ứng lực, có thảm đá giá cố mái với kinh phí 9 tỷ đồng. Đơn vị được giao làm chủ đầu tư là Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ, thời gian thực hiện năm 2022 và năm 2023. 

Theo đánh giá của UBND thành phố Cần Thơ, việc đầu tư xây dựng hai tuyến kè nói trên nhằm kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, chống sạt lở khẩn cấp ở Rạch Sung và kênh Cái Sắn để khẩn trương nối lại giao thông trên tuyến, đảm bảo việc đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông và kịp thời ngăn chặn sạt lở không tiếp tục lấn sâu vào phía bên trong nhà dân, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân. 

Trước đó, làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai về công tác phòng chống thiên tai, thành phố Cần Thơ đã kiến nghị Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành bố trí nguồn vốn để Cần Thơ xây dựng 4 công trình kè chống sạt lở khẩn cấp với kinh phí khoảng 750 tỷ đồng.

Bốn dự án kè Cần Thơ đề nghị Trung ương hỗ trợ có tổng chiều dài 5.150m; trong đó có ba dự án ở quận Bình Thủy (sông Trà Nóc và sông Bình Thủy) và một dự án ở huyện Vĩnh Thạnh (sông Cái Sắn). Mỗi công trình kè này có mức đầu tư dự kiến từ 100-300 tỷ đồng.

Những dự án kè trên là những điểm sạt lở trọng điểm trên địa bàn thành phố hiện nay. Ngoài ra, các phương tiện, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của thành phố còn rất hạn chế, chưa đáp ứng cho yêu cầu. Vì vậy, thành phố Cần Thơ mong muốn được trang bị thêm một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gồm hai ca nô tìm kiếm cứu nạn công suất lớn. 

Thành phố triển khai xây dựng các tuyến kè chống sạt lở khẩn cấp nhằm chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại từ thiên tai  

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự-Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ, hằng năm, Cần Thơ đều xảy ra các loại thiên tai như sạt lở bờ sông, lốc xoáy, ngập lụt và sét đánh. Thiệt hại do sạt lở bờ sông và lốc xoáy là chủ yếu, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Cần Thơ đã ghi nhận 9 điểm sạt lở lở bờ sông ở các quận, huyện: Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Phong Điền, Vĩnh Thạnh, làm sạt hoàn toàn 5 căn nhà, 16 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng; tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở là 268m với tổng thiệt hại ước gần 2,7 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, thành phố Cần Thơ có kế hoạch ứng phó thiên tai mang tính lâu dài, trong đó quan tâm đầu tư xây dựng công trình, dự án phòng chống sạt lở bờ sông, di dời hộ dân sống ven sông, rạch đến nơi ở an toàn, góp phần xử lý ô nhiễm môi trường sông rạch, chỉnh trang đô thị, đặc biệt hạn chế tình trạng đe dọa tính mạng người dân do sạt lở; lồng ghép các công trình, dự án ứng phó thiên tai trong kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương… 

 

 

Lê Kiên

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline