Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Triển khai hiệu quả Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

Thứ hai, 18/07/2022 20:07

TMO - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng “Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh”, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã tổ chức xây dựng và ban hành Bộ chỉ số phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và kế hoạch triển khai đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Qua 1 năm triển khai thực hiện, việc đánh giá công tác phòng, chống thiên tai thông qua Bộ chỉ số năm 2021 đã phản ánh cơ bản công tác phòng, chống thiên tai tại các tỉnh, thành phố.

Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm 4 nhóm tiêu chí với 24 tiêu chí chính và 52 tiêu chí thành phần, cụ thể nhóm 1 là tổ chức nhiệm vụ Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy; nhóm 2 là phòng ngừa thiên tai; nhóm 3 là Ứng phó thiên tai; nhóm 4 là khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo bộ chỉ số năm 2021, nhóm 10 tỉnh/thành phố có kết quả công tác phòng chống thiên tai tốt nhất gồm Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hải Phòng, Đắk Lắk, An Giang, Cà Mau, Quảng Nam.

Đồng thời ban chỉ đạo cũng thẳng thắn chỉ ra các cả các địa phương còn yếu kém: là Bắc Kạn, Bình Định, Bình Thuận, Cần Thơ, Cao Bằng, Đắk Nông, Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Trà Vinh.

Ảnh minh họa 

Thừa Thiên - Huế là một trong 10 tỉnh đứng tốp đầu trong việc đánh giá theo Bộ chỉ số phòng, chống thiên tai cấp tỉnh năm 2021. Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong quá trình ứng dụng đánh giá theo Bộ chỉ số này, tỉnh đã coi trọng ngay từ khâu triển khai, thực hiện nhiệm vụ Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy và khâu phòng ngừa thiên tai.

Tỉnh đã không ngừng nỗ lực, huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ PCTT cấp tỉnh, chỉ đạo lồng ghép, huy động mọi nguồn lực, các dự án, đề án thực hiện các nội dung về PCTT. Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ tại các địa phương. Sẵn sàng phương án huy động vật tư, phương tiện; tổ chức sơ tán dân, đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra. Tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng hệ thống đô thị thông minh, hệ thống thông tin địa lý GIS Huế, ứng dụng phản ảnh trực tuyến Hue-S góp phần nâng cao năng lực PCTT.

Đánh giá công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh năm 2021, Lào Cai đạt 90/100 điểm, đứng thứ 2 toàn quốcBan Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đã chủ động cập nhập các bản tin dự báo thời tiết hằng ngày, tăng cường tuyên truyền đến người dân để sớm có phương án phòng, chống thiên tai kịp thời.

Là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên công tác di dân khỏi vùng nguy hiểm cũng luôn được Lào Cai quan tâm. Tỉnh đã bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn Chương trình mục tiêu, vốn ODA, vốn bảo trì công trình, vốn ngân sách dự phòng, vốn vận động ủng hộ, tài trợ, vốn Trung ương hỗ trợ, Quỹ Phòng, chống thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác trong phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, hỗ trợ, đầu tư khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết, đối với công tác bố trí chỗ ở phục vụ di dời tái định cư vùng thiên tai, Sở đã phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương rà soát được 638 hộ dân cư đang sinh sống trong khu vực thiên tai nguy hiểm. 

Đến cuối năm 2021, tỉnh đã tổ chức sắp xếp dân cư được 317/638 hộ, đạt 49,7%; trong đó, Mường Khương 40/35 hộ, Bảo Yên 55/179 hộ, Si Ma Cai 14/14 hộ, Bắc Hà 19/14 hộ, TP Lào Cai 40/73 hộ, Bảo Thắng 19/41 hộ, thị xã Sa Pa 76/117 hộ, Bát Xát 36/144 hộ, Văn Bàn 18/21 hộ. 

Trong năm 2022, tỉnh sẽ tiếp tục sắp xếp 321 hộ dân cư thiên tai của năm 2021 và 369 hộ của năm 2022 theo các kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Thực hiện dự án sắp xếp dân cư tập trung: Thôn Vả Thàng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, quy mô 50 hộ; thôn Mà Phố, xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà, quy mô 30 hộ;...

Trong công tác PCTT, phương châm "Bốn tại chỗ" luôn được đề cao, vì vậy việc triển khai, thực hiện ở cấp địa phương là hết sức quan trọng. Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh được xem là một bước tiến giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành cũng như giám sát các tỉnh thành. 

 

 

Hồng Thắm 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline