Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 23:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Triển khai giải pháp phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ sáu, 07/04/2023 07:04

TMO - Tỉnh Kiên Giang hướng đến mục tiêu gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với Quy hoạch tổng thể được phê duyệt của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 80.000ha (đất có rừng trên 66.490ha, đất chưa có rừng gần 13.400 ha). Trong số đó, rừng đặc dụng trên 39.700ha, rừng phòng hộ trên 32.000ha và rừng sản xuất trên 8.114ha. Rừng tại Kiên Giang bao gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới vùng đồi, hải đảo, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và hệ sinh thái rừng ngập nước nội địa.

Các khu rừng đang lưu trữ các nguồn gen quý hiếm, trong đó có 140 loại động vật rừng quý hiếm. Đai rừng phòng hộ ven biển vừa có tác dụng bảo vệ chống xói lở bờ biển, giảm thiểu các thảm họa của thiên nhiên, vừa có tác dụng lấn biển, mở rộng diện tích đất đai phục vụ nhu cầu nhiều mặt của xã hội. Ngoài ra, những khu rừng tràm được hình thành ở các vùng đồng trũng ngập nước trên đất phèn tiềm tàng còn có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt, chim và động vật trên cạn. 

Đồng thời, thảm thực vật rừng đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc cho nhiều khu du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Hà Tiên, Hòn Chông, U Minh Thượng. UNESCO đã công nhận vùng ven biển, Vườn quốc gia U Minh Thượng và Vườn quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang là các vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ gồm phần đất liền, biển và hải đảo thuộc địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh là Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Kiên Hải, Phú Quốc, Hà Tiên. 

Kiên Giang còn có Khu bảo tồn biển Phú Quốc diện tích hơn 40.900ha phục hồi sinh cư (san hô) và các nhóm nguồn lợi quan trọng trong các hệ sinh thái như bàn mai, bào ngư, hải sâm cát, ốc đụn, cá ngựa... góp phần gia tăng quần đàn sinh sản, tăng sinh khối và khả năng bổ sung tự nhiên, phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên cho ngư trường.

Hệ sinh thái cùng đa dạng sinh học là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang thúc đẩy các hoạt động kinh tế lâm nghiệp, dịch vụ... 

Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Kiên Giang tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, góp phần phát triển kinh tế-xã hội theo hướng kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh có 80% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng; che phủ rừng toàn tỉnh đạt 11%.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, Kiên Giang hướng đến mục tiêu bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài di cư được ưu tiên bảo vệ, không có thêm loài hoang dã bị tuyệt chủng, thống kê, lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng, vật nuôi. Đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn thực sự có hiệu quả, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái sử dụng bền vững, mang lại lợi ích thiết yếu cho người dân.

Trong đó, địa phương này sẽ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên thông qua bảo tồn hệ sinh thái ngoài khu bảo tồn gồm có: xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trên các đảo nhỏ ngoài khu bảo tồn, xây dựng chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư trên đảo tham gia nâng cao chất lượng sinh thái của các thảm thực vật tự nhiên và bán tự nhiên trên các đảo nhỏ ngoài khu bảo tồn (trừ các khu vực an ninh quốc phòng), tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ sông, kênh rạch khỏi rác thải; đặc biệt là thông thoáng, giảm thiểu tù động các mương rạch quanh nhà, quanh vườn.

Tập trung bảo tồn các sinh cảnh, hệ sinh thái biển ven bờ quan trọng, như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, bãi triều, cửa sông, đầm, đảo với các khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển, có giá trị tự nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học cao đã được thành lập hoặc quy hoạch. Triển khai các mục tiêu trên, Kiên Giang kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

Tỉnh sẽ đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, hệ thống quan trắc đa dạng sinh học, tuyên truyền, giáo dục về môi trường, đa dạng sinh học trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận, chung tay bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Đồng thời, quy hoạch bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế và ưu tiên bảo vệ các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; kiểm soát, phòng ngừa loài ngoại lai xâm hại trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng đặc dụng, đất ngập nước, đất nông nghiệp.

Kiên Giang khuyến khích và áp dụng các mô hình đồng quản lý khu bảo tồn, chú trọng sự tham gia và lợi ích của cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng đệm, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển vùng đệm của các khu bảo tồn và thực hiện mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm. Cùng với đó, điều tra, đánh giá, xác định các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả; thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá, khai thác trái phép rừng, bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản của các giống loài, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.

Nỗ lực phục hồi, phát triển rừng ngập mặn trong bảo vệ hệ sinh thái là nhiệm vụ quan trọng được Kiên Giang triển khai. Ảnh: ĐC. 

Phát triển rừng phòng hộ: bờ biển, đô thị; rừng đặc dụng: rừng ngập mặn, tràm; trồng cây phân tán; chế biến lâm sản; sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản kết hợp. Củng cố, bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng như: vườn Quốc gia U Minh Thượng, vườn Quốc gia Phú Quốc; các khu bảo tồn loài và sinh cảnh; các khu bảo tồn thiên nhiên; phục hồi, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm phục vụ cho bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế; tăng cường xây dựng và củng cố các khu rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở bờ biển và bảo vệ các công trình khác, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan triển khai chương trình truyền thông, tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; xây dựng phần mềm và tạo lập cơ sở dữ liệu môi trường của tỉnh. Chi cục Kiểm lâm chủ trì thực hiện dự án nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, cứu hộ các loài động vật hoang dã do buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp bị xử lý tịch thu; động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp, hiến tặng, kết hợp xây dựng phòng trưng bày, lưu giữ mẫu vật, hình ảnh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị có liên quan thường xuyên thanh tra, kiểm tra các nhà hàng, cơ sở nuôi, kinh doanh động vật hoang dã, chợ chim hoang dã, các tuyến vận chuyển hàng hóa trọng điểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loại động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, các loài di cư… Trên địa bàn Vườn Quốc gia Phú Quốc và Vườn Quốc gia U Minh Thượng cùng các lâm phần khác trong đất liền cũng như trên các đảo, đơn vị lâm nghiệp, chủ rừng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ rừng, trong đó có các loài động vật hoang dã... 

 

 

Lê Hải 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline