Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/01/2025 18:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/01/2025

Triển khai giải pháp đảm bảo nguồn nước ngọt trên đảo Lý Sơn

Thứ sáu, 05/05/2023 07:05

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi đang giao các đơn vị nghiên cứu đề xuất đầu tư hệ thống thu gom một triệu m3 nước mưa trên đảo Lý Sơn để phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt, giảm thiểu tối đa việc khai thác nguồn nước ngầm.

Theo thống kê, diện tích cây màu, rau, quả trồng hàng năm ở huyện Lý Sơn khoảng 250 ha, đồng thời sau thời gian dài khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, du lịch và sản xuất nông nghiệp, hiện nguồn nước ngầm ở đảo Lý Sơn cạn kiệt rất nhanh, nhiều vị trí bị xâm nhập mặn khá nặng.Theo đánh giá của UBND huyện Lý Sơn, hiện trạng của các công trình cấp nước trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 30% so với nhu cầu sử dụng nước của toàn đảo.

Cụ thể, công trình hệ thống cấp nước tại Trung tâm huyện (đảo Lớn), được đầu tư xây dựng năm 2016, có thiết kế công suất 1.000m3/ngày đêm, cấp nước cho 1.700 hộ dân. Tuy nhiên trên thực tế, công suất của công trình này chỉ còn 147m3/ngày đêm, cấp nước cho 600 hộ dân. 

Toàn huyện đảo chỉ có 1 hồ chứa nước Thới Lới được xây dựng, khai thác vận hành từ năm 2012, có dung tích chứa khoảng 271.480m3. Theo dự kiến ban đầu, hồ chứa Thới Lới sẽ phục vụ nước tưới cho 60 ha tỏi vụ Đông Xuân, cấp nước sinh hoạt cho 1.000 người và 300 tàu thuyền đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, thực tế công trình hồ chứa này đã cung cấp nước tưới cho 120ha đất sản xuất nông nghiệp, gấp đôi so với dự kiến ban đầu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn nước ngầm, phục vụ dân sinh của đảo.

Đảo Lý Sơn có trên 2.149 giếng nước, việc đào giếng ồ ạt là một trong những nguyên nhân lớn khiến mạch nước ngầm suy kiệt. 

Ngoài ra, trên huyện đảo có công trình Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé (An Bình), được đầu tư xây dựng năm 2012, công suất theo thiết kế 200m3/ngày đêm. Nhưng thực tế hoạt động của nhà máy chỉ đạt 47% công suất thiết kế, cấp nước cho 98 hộ dân. Đáng chú ý, biến đổi khí hậu kéo theo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài nên hoạt động khai thác nước ngầm tại huyện đảo Lý Sơn diễn ra tràn lan. Hiện nay, tổng số giếng toàn huyện là 2.149 giếng (939 giếng đào, 1.088 giếng khoan thủ công và 122 giếng khoan máy) với tổng lượng nước khai thác, sử dụng khoảng 21.779 m3/ngày đêm.

Việc khai thác nước ngầm quá mức đã gây nhiễm mặn tầng chứa nước. Qua kiểm tra và đánh giá mới nhất từ cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi, hiện nguồn nước ngầm ở Lý Sơn giảm từ 10 - 12m so với trước, kéo theo là nạn xâm nhập mặn. Suy kiệt nguồn nước ngầm đã làm ảnh hưởng đến hoạt động canh tác nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân, đặc biệt là vùng ven biển nơi có các hoạt động du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.

Tỉnh Quảng Ngãi dự kiến đầu tư 250 tỷ đồng xây hệ thống thu gom nước mưa phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho đảo Lý Sơn. Ảnh: TT. 

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tìm giải pháp để đảm bảo nguồn nước ngọt cho Lý Sơn. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi đang giao các đơn vị nghiên cứu đề xuất đầu tư hệ thống thu gom 1 triệu m3 nước mưa/năm với kinh phí 250 tỷ trên đảo Lý Sơn. Dự kiến, hệ thống này có thể thu gom 1 triệu m3 nước mưa mỗi năm. Sau khi việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và bể chứa hoàn thành, số nước ngọt này dự kiến sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản khoảng 600.000m3, phần còn lại (khoảng 400.000m3) thông qua hệ thống xử lý phục vụ cho sinh hoạt và phát triển dịch vụ, du lịch.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Quảng Ngãi, cho biết với diện tích hơn 10 km2, tổng lượng nước mưa hàng năm trên đảo Lý Sơn khoảng 9 triệu m3. Nếu trừ lượng nước thấm vào đất và bốc hơi, còn khoảng 3 triệu m3 sẽ chảy tràn ra bề mặt, sau đó đổ ra biển. Dự kiến trong quý 2-2023, Sở NN&PTNT sẽ đề xuất UBND tỉnh về giải pháp kỹ thuật, nguồn kinh phí công trình thu gom và trữ nước mặt để tỉnh xem xét chủ trương đầu tư. Theo Quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045, Lý Sơn trở thành đô thị, dân cư sẽ đông đúc hơn, khách du lịch đến tham quan đảo cũng tăng lên. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng tuyến đường ống dẫn nước từ đất liền ra đảo để góp phần phát triển bền vững.

 

 

Nguyễn Hà 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline