Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 06:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ che phủ rừng

Thứ hai, 11/07/2022 12:07

TMO - Hướng tới mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, thời gian qua tỉnh Hà Giang đã đẩy nhanh tiến độ trồng rừng nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân từ phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh. 

Hiện nay, tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Hà Giang là 792.948,3 ha. Trong những năm qua, từ những nỗ lực của các cấp, ngành, công tác quản lý bảo vệ rừng đã có sự chuyển biến tích cực ở nhiều địa phương; tài nguyên rừng đã và đang được quản lý, bảo vệ tốt góp phần nâng cao độ che phủ rừng.

Nếu như năm 2018, tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang đạt trên 51%, thì đến tháng 8/2021, tỉ lệ này đã đạt trên 58%. Tính đến thời điểm hiện tại, công tác bảo vệ, phát triển rừng đã gieo ươm 4.692,9 nghìn cây giống các loại; trồng mới được 3.406,4 ha. Tăng cường giám sát, phát hiện 99 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tịch thu 95,204 m3 khối gỗ; chi trả 92.128,9 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 60% và thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Giang đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ rà soát, xác định quỹ đất rừng phòng hộ, đặc dụng, đất trồng mới, rừng sản xuất, đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn... để chuẩn bị giống trồng rừng phù hợp theo đúng mục tiêu đề ra.

Những cánh rừng tại huyện Vị Xuyên được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, đồng thời đẩy mạnh phát triển sinh kế. Ảnh: Văn Phú 

Nhằm đạt được mục tiêu trên, địa phương này tập trung vào nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp với trồng bổ sung; bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ đầu nguồn, giảm thiểu tác hại của thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ của rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; hạn chế suy giảm rừng, mất rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngăn chặn tình trạng cháy rừng, khai thác rừng trái phép, phấn đấu giảm ít nhất 10% số vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp so với giai đoạn 2015-2020. 

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, mở các đợt tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, các cấp chính quyền và các chủ rừng về công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR đến từng hộ dân, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản; hoạt động của các tổ, đội PCCCR cơ sở. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Tuyên truyền các kỹ thuật sản xuất lâm nghiệp theo hướng thâm canh cao, sử dụng giống tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng.

Tại huyện vùng cao Mèo Vạc, toàn huyện có tổng 20.500 hécta rừng (bao gồm rừng đặc dụng, rừng tự nhiên, rừng trồng), tỷ lệ che phủ rừng đạt 35,4%. Hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát động chiến dịch trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn Mèo Vạc.

Huyện Mèo Vạc đẩy mạnh trồng mới nhiều cây xanh, góp phần giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn, sạt lở đất 

Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ được triển khai trong vòng 5 năm (từ 2021-2025). Địa điểm trồng cây, trồng rừng tại các khu vực đất quy hoạch trồng rừng; đất nương rẫy bỏ trống; đồi núi trọc; các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt; ven sông, suối; xung quanh khuôn viên các Trường học; các tuyến đường nông thôn, liên thôn, liên xã…

Quang Bình là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, có lợi thế về phát triển rừng kinh tế. Năm 2021, tổng diện tích rừng trồng tập trung theo kế hoạch là 2.330 ha, đến nay huyện Quang Bình đã trồng được 1.913 ha. Trong đó, rừng trồng sau khai thác là 1.428 ha, rừng trồng mới là 485 ha.

Những năm gần đây, việc trồng rừng và bảo vệ rừng không chỉ là mục tiêu tăng tỉ lệ che phủ rừng mà còn là tiêu chí phát triển bền vững trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Quang Bình bởi rừng là nguồn sinh kế, thu nhập của người dân. 

Theo thống kê, huyện Hoàng Su Phì hiện có trên 44.000ha đất lâm nghiệp, diện tích rừng trên 34 nghìn ha, trong đó: Rừng phòng hộ 17.262 ha, rừng đặc dụng 1.481 ha, rừng sản xuất 15.220 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 đạt 54,5%. 

Các địa phương chú trọng đến công tác ươm giống nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng (Ảnh minh họa) 

Cùng với việc đẩy mạnh trồng mới diện tích rừng theo kế hoạch, địa phương này tăng cường công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn. Để chủ động phòng, chống cháy rừng, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa phương mình, thường xuyên hoàn thiện, bổ sung phương án đảm bảo phù hợp với từng thời điểm.

Chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo lực lượng ứng trực, vật tư, trang thiết bị; kịp thời xử lý, ứng phó với những tình huống khi cháy rừng xảy ra. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ kiểm lâm địa bàn; khuyến khích các địa phương tích cực phát dọn thực bì dưới tán rừng, giảm vật liệu cháy.

UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các chủ rừng cần có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng được giao; chính quyền địa phương quan tâm đến các chính sách khuyến khích đầu tư trồng rừng, mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường vào các khu vực rừng trồng, rừng sản xuất.

Khuyến khích nhân dân phát triển trồng rừng kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, góp phần nâng cao diện tích rừng, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng rừng và cải thiện sinh kế cho người trồng rừng.

 

 

Vũ Quang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline