Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 08:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ sáu, 23/06/2023 14:06

TMO - Những năm qua, xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là một nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược, nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái. 

Năm 2022, diện tích rừng và đất chưa có rừng trên địa bàn tỉnh là 415.724,38ha; trong đó, diện tích đất có rừng 345.580,60ha với khoảng 214.543,61ha diện tích rừng tự nhiên và 131.036,99ha diện tích đất có rừng, ngoài ra diện tích đất chưa có rừng là 70.143,78ha. Trên địa bàn tỉnh có 2.269 loài thực vật bậc cao, 315 loài thực vật nổi, 244 loài chim, 103 loài thú, 45 loài lưỡng cư, 95 loài bò sát, 353 loài côn trùng, 281 loài cá, 160 loài động vật nổi, 210 loài động vật đáy.

Đồng thời, Bình Định cũng có tới 749 nguồn gen quý, trong đó có 222 loài thực vật bậc cao, 215 loài chim, 92 loài thú, 42 loài lưỡng cư, 56 loài bò sát, 8 loài côn trùng, 114 loài cá. Đáng lưu ý, những loài này có tên trong danh lục các loài quý hiếm của Sách đỏ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (2015) và Sách đỏ Việt Nam (2006). 

Trên địa bàn tỉnh còn có hệ sinh thái khá đa dạng, với 8 hệ sinh thái, gồm: Rừng tự nhiên; rừng thứ sinh; rừng tre nứa, các thảm cỏ, cây bụi; nông nghiệp; thủy vực nội địa; đầm; rạn san hô; dân cư, đô thị, khu công nghiệp. Tỉnh Bình Định xác định, hệ sinh thái tự nhiên luôn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, ngoài việc cung cấp cho con người những lợi ích vô giá như ổn định khí hậu, lọc không khí, cung cấp oxy, cung cấp nguồn nước, thức ăn, thuốc men, là nơi cư trú của các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, hệ sinh thái tự nhiên còn góp phần mang lại những giá trị về du lịch, văn hóa.

Tuy nhiên, Bình Định hiện nay là điểm đến du lịch của khu vực, các hoạt động du lịch về sinh thái luôn được ưa chuộng, tuy nhiên, vì chưa có phương án quản lý chặt chẽ dẫn đến hoạt động du lịch đang phát sinh một số ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên, cụ thể: hoạt động khai thác du lịch tự phát tại Khu sinh thái Cồn Chim (đầm Thị Nại) làm phát sinh lượng lớn rác thải, nhất là rác thải nhựa gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan và môi trường sống tại khu vực; hoạt động lặn ngắm san hô tự phát tại các khu vực Hòn Khô (xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn), Eo Gió (xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn)... cũng gây suy giảm hệ sinh thái san hô tự nhiên tại khu vực này.

Đầm Thị Nại là một trong những khu vực có hệ sinh thái với đa dạng sinh học phong phú nhất trên địa bàn tỉnh Bình Định. 

Trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều hệ sinh thái đặc hữu với những loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, cần ưu tiên bảo vệ, điển hình là 2 loài Vượn má hung và Chà vá chân xám là những loài thuộc danh sách loài rất nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng và cần phải được bảo tồn chặt chẽ tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn thuộc xã An Toàn, huyện An Lão, ngoài ra, loài Chình mun, Chình bông trên Đầm Trà Ổ và cá Mòi cờ hoa, cá Mòi mõm tròn, cá Măng sữa trên Đầm Thị Nại là những loài thủy sản quý, hiếm, có mức độ nguy cấp cao và cần ưu tiên bảo vệ. Do đó, vấn đề bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái luôn là vấn đề đặc biệt cần được quan tâm và thực hiện đồng bộ. 

Tỉnh cũng đã ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm mục tiêu bảo đảm các HST tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh, xây dựng và nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. 

Để triển khai các mục tiêu trên, tỉnh Bình Định chú trọng công tác chỉ đạo điều hành và giám sát thực hiện quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm, bảo vệ rạn san hô; triển khai nhiều chương trình, dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, như: Điều tra, khảo sát và đề xuất các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; xây dựng thí điểm mô hình truyền thông môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cấp xã tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn (xã An Toàn, huyện An Lão); đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống quan trắc đa dạng sinh học; tuyên truyền, giáo dục về môi trường, đa dạng sinh học trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận, chung tay bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học…

Dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến nhiệm vụ xác lập và khoanh vùng bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái chính của tỉnh Bình Định. Trong đó, xác lập và khoanh vùng bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên giai đoạn đến năm 2025. Căn cứ bản đồ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được xác lập thì diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao là 47.420ha được phân bố ở các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân canh. Ngoài khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, An Lão (diện tích là 22.450ha), cần bảo vệ và phát triển một diện tích gần 22.000 ha không phải khu bảo tồn, phân bố rải rác ở các huyện phía Tây của tỉnh. Ngoài ra hệ sinh thái rừng tự nhiên còn là vị trí phòng hộ đặc biệt xung yếu đối với các nguồn sông, suối cần được khoanh vùng bảo vệ và phát triển. 

Đối với hệ sinh thái ven biển, Bình Định có 3 đầm lớn chính là đầm Đề Gi, đầm Thị Nại và đầm Trà Ổ. Ngoài 2 đầm được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên là đầm Thị Nại và đầm Trà Ổ, cần có kế hoạch bảo vệ và phát triển đầm Đề Gi. Khoanh vùng hệ sinh thái rạn san hô; Rạn san hô của tỉnh Bình Định được phân bố tại một số khu vực như sau: Khu vực 1: Từ mũi giữa Hòn Trào đến mũi An Dũ thuộc xã Hoài Hương. Phần lớn nền rạn ở đây chủ yếu là đá tảng với một số tập đoàn san hô sống phân bố rải rác trên nền đá; Khu vực 2: Vùng ven bờ từ Mũi Xuân Thạnh đến Mũi Rồng nền rạn chủ yếu là đá tảng và cát; Khu vực III: Từ Mũi Vĩnh Hội đến Nhơn Lý. San hô chủ yếu phân bố tập trung ở khu vực gành Nhơn Lý với độ phủ của san hô sống chiếm đến 50-75 %.

Khu vực IV: Từ Mũi Kỳ Xanh đến Mũi Yến thuộc khu vực xã Nhơn Hải. San hô ở khu vực Nhơn Hải chủ yếu phân bố xung quanh các đảo Hòn Khô Lớn, Hòn Khô Nhỏ và vỉa rạn ngầm trước mặt làng Nhơn Hải. Độ phủ của san hô sống ở đây chiếm 30-50 %, có nơi đạt đến 50-75 % như ở Hòn Khô Nhỏ; Khu vực V: Bao gồm các đảo phía Nam Vịnh Quy Nhơn như: Hòn Ngang, Hòn Nhàn, Hòn Đất và Cù Lao Xanh. Do đó, khu vực bảo vệ rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Bình Định chủ yếu tập trung tại các đảo Hòn Khô, Hòn Đất, Hòn Nhàn, Hòn Ngang và Cù Lao Xanh. 

Bình Định triển khai khoanh vùng hệ sinh thái rạn san hô nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phục hồi. 

Đối với hệ sinh thái tự nhiên thủy vực nội địa, rà soát khoanh vùng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên nước thủy vực nội địa tại các sông và các hồ của Bình Định có sự khác nhau theo vùng địa lý, vùng cảnh quan như sau: Hồ Núi Một trên sông An Trường, có diện tích mặt nước khoảng 950 ha, ở độ cao 50,35 m. Hồ được xây dựng cho mục tiêu thủy lợi, ngoài ra còn nuôi thả Hồ Vĩnh Sơn trên sông Daksom (một nhánh của sông Kôn), có diện tích mặt hồ khoảng 1.270 ha, dung tích nước 131 triệu m3, được xây dựng cho mục tiêu thủy điện; Hồ Thuận Ninh ở huyện Tây Sơn, diện tích hồ 496 ha, ở độ cao 71,2 m so mực nước biển; Hồ Hội Sơn trên sông La Tinh ở huyện Phù Cát, diện tích hồ khoảng 400 ha, cao trình 71,5 m; Hồ Định Bình ở Vĩnh Thạnh đang trong giai đoạn xây dựng, là hồ lớn nhất tỉnh hiện nay với diện tích khoảng 1.320 ha, dung tích khoảng 226 triệu m3. cá nước ngọt.

Đối với hệ sinh thái cồn cát ven biển, cồn cát ven biển là dạng địa hình khá đặc biệt của tỉnh Bình Định, bao gồm các cồn cát, trảng cát có nguồn gốc biển-gió được hình thành từ rất lâu và hiện nay đang tiếp tục phát triển về hướng Tây. Dải cồn cát này kéo dài khoảng 100km, gần như dọc bờ biển Bình Định, một vài nơi bị phân cách bởi những khối núi nhô ra sát biển (núi Sui Lam ở Hoài Sơn, núi Bà ở Phù Cát). Dải cồn cát ven biển là vùng đất có nhiều tiềm năng cho phát triển rừng cây phi lao phòng hộ chống cát nhảy, cát bay, trồng cây dài ngày như dừa, điều, cây công nghiệp, rau màu và nuôi thủy sản...

 

 

Hải Yến 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline