Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng vật liệu xây dựng

Chủ nhật, 31/07/2022 21:07

TMO - Trước nhu cầu cao về đất san lấp, cát xây dựng phục vụ thi công các công trình, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã đưa ra các giải pháp để tạo nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình đang thi công tại thành phố.  

Theo thống kê của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng, tổng trữ lượng đất cần san lấp các công trình, công trình trọng điểm, động lực trong năm 2022 và 2023 mà đơn vị này điều hành lên đến 1,71 triệu m3 (chưa kể nhiều công trình, dự án khác). Tuy nhiên, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, các mỏ đất đồi trên địa bàn thành phố đã được UBND thành phố cấp phép khai thác làm vật liệu san lấp chỉ có trữ lượng còn lại 975.712m3.

Nhằm đảm bảo nguồn cung vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, Sở TN&MT đã đề nghị UBND thành phố cấp phép khai thác khoáng sản ở các công trình khác để điều phối hơn 1,18 triệu m3 đất thừa, chở đi phục vụ san lấp.

Nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng cao, đòi hỏi cần có kế hoạch bổ sung nhằm đảm bảo tiến độ công trình 

Đối với vật liệu san lấp, từ đầu năm 2022 đến nay, Sở TN&MT đã trình UBND thành phố cấp 4 giấy phép khai thác khoáng sản ở các dự án công trình để điều phối lượng đất, cát thừa về phục vụ các dự án khác. 

Thành phố cũng đã chấp thuận kế hoạch thăm dò nâng cấp trữ lượng một số mỏ đá để đưa khoáng sản đá, đất phủ ở các khối tài nguyên vào khai thác nhằm bổ sung một phần khối lượng đá, đất cho giai đoạn tới. Đồng thời, tiếp tục cho phép một số mỏ đá có tầng phủ dày được bóc, vận chuyển một phần đất tầng phủ phục vụ các công trình của thành phố. 

Ngoài ra, UBND thành phố yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban Quản lý các dự án lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản trong đất dự án, công trình nếu trong hồ sơ thiết kế công trình có phát sinh khối lượng đá, đất thừa; đề xuất công trình cụ thể được sử dụng lượng đá, đất này.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã cho phép 2 mỏ đá: Trường Bản (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) và Sơn Phước (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) được khai thác đất tầng phủ làm vật liệu san lấp cùng với đá xây dựng. Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị UBND thành phố cho phép 2 chủ mỏ đá Trường Bản và Sơn Phước được bổ sung thêm khối lượng khoáng sản phụ (đất phủ và bán phong hóa) vào giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.

Để nhanh chóng có nguồn vật liệu san lấp cho các công trình đầu tư công trên địa bàn thành phố, Sở TN&MT cho phép một số mỏ đá vừa có trữ lượng còn lại lớn vừa có công suất <100.000 m3/năm (mỏ Hố Bạc 3, mỏ Phước Thuận, mỏ Phước Nhân) được nâng công suất khai thác, tối đa là 200.000m3/năm.

Cho phép 4 mỏ đá: Hố Bạc, Hố Bạc II, Hố Trầu, Hốc Khế II nằm trong ranh sử dụng đất Khu liên hợp xử lý chất thải rắn, xã Hòa Nhơn trước đây được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản đến hết năm 2025 (như các mỏ đá lân cận: Hố Bạc 3, Suối Mơ II,…), với tổng sản lượng hàng năm được bổ sung là 352.000m3.

TP Đà Nẵng chấp thuận kế hoạch thăm dò nâng cấp trữ lượng một số mỏ đá nhằm bổ sung vật liệu xây dựng trong thời gian tới 

Về phương án đảm bảo nguồn cung ứng vật liệu xây dựng, trên cơ sở đã phê duyệt Sở Tài nguyên và Môi trường đã khoanh định thêm các khu vực có tiềm năng về vật liệu xây dựng để đưa vào Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng đá xây dựng tại 14 khu vực với tổng diện tích 550,6 ha, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo là 84.024.000 m3; Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng đất san lấp tại 8 khu vực với tổng diện tích 714,2 ha, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo là 71.420.000 m3. 

 

 

Minh Hoàng 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline