Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

TP. HCM: Tập trung phát triển giao thông thân thiện môi trường

Thứ bảy, 14/05/2022 20:05

TMO – TP. HCM đã và đang áp dụng một số mô hình giao thông công cộng được cho là khá hiệu quả sau thời gian thí điểm triển khai. Đây là cơ sở để thành phố triển khai thêm nhiều loại hình phương tiện giao thông.

TP. HCM bắt đầu triển khai dịch vụ xe đạp công cộng công nghệ cao từ tháng 12/2021, đến nay sau 5 tháng hoạt đã có gần 160.000 lượt hành khách dụng dịch vụ trên quãng đường gần 1,1 triệu ki lô mét. Trung bình mỗi ngày có hơn 15.000 lượt người đăng ký mới dịch vụ này. Vào buổi sáng và buổi tối, tại những nơi đặt trạm xe đạp công cộng trên các tuyến đường như: Hàm Nghi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Huệ, Nguyễn Thị Minh Khai… (quận 1), khách thuê xe rất đông.

Sau thời gian thí điểm, dịch vụ xe đạp công cộng được đánh giá bước đầu hiệu quả.

Tháng 3/2022, ngành giao thông thành phố tiếp tục triển khai tuyến xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện đầu tiên của thành phố (tuyến D4 chạy từ Vinhome Grand Park đến Bến xe buýt Sài Gòn tại trung tâm quận 1). Theo thống kê của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố (Sở Giao thông - Vận tải thành phố Hồ Chí Minh), sau 2 tháng đưa vào hoạt động, tuyến xe buýt điện vận chuyển hơn 80.000 lượt khách, trung bình đạt 15,7 hành khách/chuyến, cao hơn so với trung bình toàn hệ thống xe buýt thời điểm hiện tại (13,2 hành khách/chuyến).

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. HCM, với chất lượng phục vụ tốt, thân thiện môi trường, tuyến D4 sẽ thu hút thêm hành khách. Trong thời gian tới, thành phố sẽ mở thêm nhiều tuyến phục vụ người dân, góp phần xây dựng mạng lưới giao thông công cộng xanh, văn minh, hiện đại.

Dự kiến, đến quý IV-2022, TP. HCM phát triển thêm 4 tuyến xe buýt điện, gồm: Vinhomes Grand Park - trung tâm thương mại Emart; Vinhomes Grand Park - sân bay Tân Sơn Nhất; Vinhomes Grand Park - Bến xe miền Đông mới và Bến xe miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc gia. Về xe đạp công cộng, sau 6 tháng hoạt động, TP. HCM sẽ đánh giá và xem xét để cho phép mở rộng loại hình này ra các quận như quận 3, 5, 7, Bình Thạnh, Phú Nhuận… Nhà đầu tư đã sẵn sàng triển khai thêm 150 trạm thuê xe với khoảng 1.000 - 1.500 xe đạp mới và tiếp tục triển khai các hạng mục của dự án phát triển giao thông xanh, với nguồn kinh phí hơn 3.272 tỷ đồng.

Với kế hoạch này, thành phố sẽ xây dựng 1 tuyến buýt nhanh BRT dọc Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, chiều dài 23km, dự kiến vận hành từ quý II-2024, sử dụng xe buýt CNG.

 

Út My

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline