Hotline: 0941068156

Thứ năm, 18/04/2024 10:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ năm, 18/04/2024

TP.HCM phát triển thế mạnh du lịch đường thủy

Thứ ba, 25/04/2023 04:04

TMO - Ngành du lịch TP.HCM xác định, du lịch đường thủy là một trong những sản phẩm chủ lực để thu hút du khách, với đa dạng về loại hình  cho đến các sản phẩm tham quan du lịch trên kênh nội đô...

TP.HCM có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển, bao gồm 101 tuyến, tổng chiều dài 913 km (bằng 50% đường bộ) và bao gồm 101 tuyến (11 tuyến hàng hải, 5 tuyến đường thủy quốc gia, 83 tuyến đường thủy địa phương và 2 tuyến đường thủy chuyên dùng). Từ lợi thế này, thành phố đã hình thành nên các loại hình vận tải hành khách, kết hợp du lịch bằng đường thủy. Với lợi thế 4 tuyến sông chính là Sài Gòn, Đồng Nai, Lòng Tàu và Soài Rạp chảy qua, tạo ra mạng lưới đường thủy liên kết nối với các tỉnh lân cận Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu và đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. 

Theo dự thảo Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TP.HCM giai đoạn 2023-2025, ngành Du lịch TP.HCM hướng tới việc khai thác các tuyến du lịch đường thủy cả nội đô và đường biển theo hướng đến năm 2025 sẽ được khai thác tất cả tuyến sông Sài Gòn, liên kết Đông Nam Bộ, miền Tây. Đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả tuyến sông Sài Gòn (Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu) liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô với ít nhất là 10 chương trình du lịch đường thủy; khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các cảng biển với các tuyến đường sông. 

Ngành du lịch TP.HCM xác định, du lịch đường thủy là một trong những sản phẩm chủ lực để thu hút du khách, với đa dạng về loại hình từ chèo kajak, đi bus sông, du thuyền, tàu nhà hàng ẩm thực, giải trí về đêm trên sông Sài Gòn, cho đến các sản phẩm tham quan du lịch trên kênh nội đô như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 

Tàu cao tốc vận chuyển hành khách từ bến Bạch Đằng đi Vũng Tàu. 

Hiện tại địa bàn TP.HCM có 251 cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động. Trong đó, có bến vận tải hàng hóa, bến vận tải hành khách, bến khách ngang sông… Đối với hoạt động du lịch này trên địa bàn thành phố đã có doanh nghiệp khai thác tuyến buýt đường thủy số 1 phục vụ du lịch bằng phương tiện tàu nhà hàng phục vụ ăn uống, du ngoạn về đêm trên sông Sài Gòn với các loại du thuyền cao cấp (khu vực bến Tân Cảng, bến Bạch Đằng, bến cảng Sài Gòn...)

Thành phố hiện đã hình thành các tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy như: Tuyến cố định gồm Tuyến buýt đường thủy số 1 từ bến Bạch Đằng ở Quận 1 đi bến Linh Đông (TP. Thủ Đức); tuyến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng đi Củ Chi, Thủ Dầu Một (Bình Dương); tuyến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng đi Vũng Tàu. Ngoài ra, còn có tuyến du lịch bằng du thuyền, tàu nhà hàng, ẩm thực giải trí về đêm trên sông Sài Gòn đoạn từ hạ lưu sông đến Mũi Đèn Đỏ; Tuyến các thuyền nhỏ hướng dẫn tham quan du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy, Thành phố gặp phải những khó khăn như: Quỹ đất dùng để đầu tư xây dựng cảng, bến, dịch vụ hậu cần kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách, khách du lịch còn hạn chế; ngoài ra, chưa có cơ chế về giao, cho thuê đất để đầu tư xây dựng bến thủy nội địa phục vụ phát triển vận tải hành khách, du lịch.

Để khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các cảng biển với các tuyến đường sông, TP.HCM phấn đấu, tổng số phương tiện vận chuyển đường thủy đến năm 2025 đạt 200 ca nô, 500 tàu, thuyền và du thuyền các loại. Ngành du lịch TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, du lịch đường thủy sẽ đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố. Điều này góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách, hướng đến phát triển du lịch đường thủy là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.

Sở Du lịch TP.HCM đề xuất Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố. Ảnh:MQ. 

Trong kế hoạch, Sở Du lịch đề ra 2 giai đoạn, giai đoạn 2023-2024 sẽ cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy hiện có như tuyến du lịch đi Bình Quới hướng tuyến từ bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Thanh Đa – bến Khu du lịch Bình Quới, tuyến đi Củ Chi, tuyến đi Cần Giờ. Sở Du lịch cũng làm mới tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè hướng tuyến từ bến Thị Nghè trở về phía thượng lưu đến bến chùa Candaransi trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và ngược lại.

Sở Du lịch sẽ phối hợp UBND các quận dọc tuyến đầu tư các dịch vụ vui chơi, giải trí trên mặt nước như chèo SUP – thuyền kayak, các hoạt động team building, kết hợp với một số hoạt động mang tính lễ hội: thả hoa đăng, đua thuyền, sân khấu dưới nước, tái hiện chợ nổi… để thu hút du khách, từ đó kết hợp quảng bá, tăng mức độ quan tâm đến du lịch đường thủy.

Giai đoạn 2024-2025 sẽ tăng cường các dịch vụ du lịch trên sông, tái hiện chợ nổi tại khu vực cầu Tân Thuận định kỳ thứ bảy, chủ nhật hằng tuần. Xây dựng các mô hình phát triển du lịch như loại hình tàu nghỉ cao cấp qua đêm trải nghiệm trên sông Sài Gòn, Cần Giờ quy mô 50-200 phòng; tàu gỗ nhỏ vừa vận chuyển 10-50 khách nhằm kết nối với các khu vực kênh rạch nhỏ kết hợp với việc tham quan các di tích lịch sử, đình, chùa, làng nghề trên tuyến.

Giai đoạn này sẽ đầu tư các tuyến mới đi quận 7 (hướng tuyến từ bến Cầu Mống/bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Tẻ – rạch Ông Lớn – rạch Đỉa) với chương trình trải nghiệm dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước như chèo thuyền kayak, ca nô kéo… Hay tuyến du lịch mới liên quận 1, 4, 5, 6 và 8 (hướng tuyến từ bến Cầu Mống/bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Tẻ – kênh Tàu Hủ đến bến Bình Đông hoặc tiếp tục theo kênh Đôi đến đình Bình Đông).

Thành phố Thủ Đức sẽ có du lịch đường sông mới hướng tuyến từ bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – rạch Chiếc – rạch Ông Nhiêu – sông Tắc – sông Đồng Nai – đền chùa Hội Sơn.Ngành du lịch TPHCM cũng dự kiến mở mới nhóm các sản phẩm du lịch thủy tầm xa từ trung tâm thành phố đi các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và tuyến Châu Đốc (An Giang) để kết nối qua Campuchia.

Thành phố phấn đấu doanh thu du lịch đường thủy năm 2023 và 2024 đạt 300 tỉ đồng/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo. Số lượng khách quốc tế đến bằng đường tàu biển trong năm 2023 và 2024 đạt khoảng 100.000 lượt khách, doanh thu đạt 500 tỉ đồng/năm.

Thời gian tới, Sở Du lịch ưu tiên cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy hiện có như sản phẩm nội đô, sản phẩm liên kết TP.HCM với Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Chú trọng đầu tư, nâng chất các sản phẩm du lịch đường sông theo các nhóm: Sản phẩm du lịch tầm ngắn (tuyến nội đô có bán kính dưới 10 km), sản phẩm du lịch tầm trung (tuyến nội đô có bán kính dưới 10-60 km) và các sản phẩm du lịch tầm xa (chương trình liên kết TP.HCM với các tỉnh).

Xây dựng bộ thuyết minh chuẩn về tuyến du lịch đường thủy và bản đồ các tuyến du lịch đường thủy, các điểm đến trên tuyến bằng công nghệ GIS. Nghiên cứu bến Bạch Đằng thành bến trung tâm, làm điểm xuất phát đi các tuyến du lịch đường thủy. đề xuất xã hội hóa đầu tư xây dựng các điểm dừng chân ven sông; tăng cường các dịch vụ du lịch trên sông, có chính sách hỗ trợ các nhà điều hành tour du lịch sông nước. Thành phố tiếp tục đầu tư du thuyền cao cấp, tàu nhà hàng tiêu chuẩn 4-5 sao và phát triển thêm loại hình tàu nghỉ qua đêm trải nghiệm trên sông Sài Gòn.

 

 

 

Minh Thùy

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline