Hotline: 0941068156

Thứ hai, 03/02/2025 17:02

Tin nóng

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Thứ hai, 03/02/2025

TP. HCM khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước

Thứ bảy, 01/02/2025 13:02

TMO - Thời gian qua, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát hoạt động khai thác nước trên địa bàn qua đó góp phần đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. 

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã có báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND TP về giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn năm 2024. Theo đó, đến hết năm 2024, thành phố đã giảm lượng khai thác nước dưới đất từ 716.581m3/ngày xuống còn 252.528m3/ngày, đạt tỷ lệ 75,3% so với mục tiêu giảm đến năm 2025 còn 100.000m3/ngày.

Cụ thể, lượng khai thác nước dưới đất hộ gia đình giảm từ 355.859m3/ngày xuống còn 129.830m3/ngày, đạt tỷ lệ 68,9% so với mục tiêu giảm đến năm 2025 còn 28.000m3/ngày. Lượng khai thác nước dưới đất trong khu chế xuất - khu công nghiệp giảm từ 58.150m3/ngày xuống còn 23.828m3/ngày, đạt tỷ lệ 68,4% so với mục tiêu giảm đến năm 2025 còn 8.000m3/ngày.

Lượng khai thác nước dưới đất bên ngoài khu chế xuất - khu công nghiệp không phải hộ gia đình giảm từ 172.572m3/ngày xuống còn 25.260m3/ngày, đạt tỷ lệ 106,3% so với mục tiêu giảm đến năm 2025 còn 34.000m3/ngày. Lượng khai thác nước dưới đất của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên giảm từ 130.000m3/ngày xuống còn 73.610m3/ngày, đạt tỷ lệ 56,4% so với mục tiêu giảm đến năm 2025 còn 30.000m3/ngày. 

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong khai thác tài nguyên nước góp phần đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tại TP. HCM. 

Trong năm 2025, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Xem xét cấp phép khai thác nước dưới đất theo quy định của Luật Tài nguyên nước, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của UBND TP. Phổ biến các quy định liên quan khai thác, sử dụng nước dưới đất; các chính sách về thuế tài nguyên nước, phí cấp quyền khai thác cho các mục đích sử dụng nước, đặc biệt là các mục đích sử dụng nước phải chịu thuế, phí cao (Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 29/4/2022 của UBND TP quy định giá tính thuế tài nguyên nước); nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được cấp phép khai thác (lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng, mực nước khai thác, chất lượng nước khai thác…).

Đồng thời, kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác không phép. Đối với các trường hợp giấy phép còn thời hạn, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, các nghĩa vụ nêu trong giấy phép. Bên cạnh đó, các công ty kinh doanh nước sạch phải có giải pháp đảm bảo chất lượng, áp lực nguồn nước cung cấp cho doanh nghiệp; có kế hoạch đầu tư, lắp đặt đường ống cấp nước cấp 2, cấp 3 tại một số khu vực chưa có mạng lưới hoàn chỉnh; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc thi công đường ống cấp nước, đề xuất giải pháp, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định. 

Trước đó, TP.HCM xác định có 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, tập trung ở 15 quận, huyện, TP.Thủ Đức. Trong đó, TP.Thủ Đức có 29 vùng; quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh cùng có 14 vùng; quận 4 có 12 vùng; quận 7 và quận 8 cùng có 10 vùng; quận 1 và quận 5 cùng có 9 vùng; quận Gò Vấp có 8 vùng; quận 12 và huyện Nhà Bè cùng có 6 vùng; huyện Hóc Môn 5 vùng; quận 3 và huyện Cần Giờ cùng có 1 vùng. 

Về các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với những vùng này, UBND TP.HCM yêu cầu: không chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thế giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định) và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác. Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác hoặc không đăng ký khai thác thì phải dừng khai thác và cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền.

Trường hợp công trình có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép. Được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép trước đó. Trường hợp công trình đã được đăng ký thì được tiếp tục khai thác, nhưng không được tăng lưu lượng khai thác đã đăng ký.

Việc triển khai các giải pháp hạn chế khai thác nước dưới đất cũng được đẩy mạnh triển khai. 

Cùng với tài nguyên nước ngầm, TP.HCM hiện có hơn 4.039 nguồn nước mặt từ các sông, kênh và rạch, cùng 10 nguồn nước từ hồ, ao, đầm tự nhiên được khai thác và sử dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) sẽ công bố danh mục các nguồn nước mặt nội tỉnh trên cổng thông tin điện tử của sở. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng, TP Thủ Đức, các quận, huyện để điều chỉnh danh mục khi cần thiết hoặc khi có thay đổi trong quy định pháp luật.

Sở TN&MT cũng sẽ cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Sở Xây dựng, và các đơn vị liên quan lập báo cáo về việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại TP.HCM, báo cáo này sẽ được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM trước ngày 30/1 hàng năm.

Sở NN&PTNT sẽ chủ trì việc xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và cấp nước sinh hoạt từ các công trình thủy lợi. Đồng thời, các đơn vị liên quan sẽ đảm bảo vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi, chủ động lấy nước và lưu trữ nước để đáp ứng nhu cầu tối thiểu khi xảy ra thiếu nước.

Các cơ quan chức năng ở TP.Thủ Đức và các quận huyện cần nhanh chóng kiểm tra và lập danh sách các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng nước mặt, cũng như các công trình đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch để đăng ký và báo cáo Sở TN&MT. Sở TN&MT sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan trong việc vận hành các công trình thủy lợi, nhằm bảo đảm cung cấp nước đầy đủ cho các nhu cầu sử dụng trong trường hợp thiếu nước.../.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline