Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

TP.HCM đảm bảo quỹ đất đầu tư các dự án nhà ở xã hội

Thứ hai, 25/09/2023 07:09

TMO - TP.HCM chú trọng rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật; công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn TP có 93 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 256,75 ha, quy mô dự kiến khoảng 126.077 căn hộ, 8.682.780 m2 sàn xây dựng. Trong đó 62 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư/chấp thuận đầu tư, với tổng diện tích đất là 147,08 ha, quy mô 68.930 căn hộ, 5.035.468 m2 sàn xây dựng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở Xây dựng đã có thông báo nghiệm thu hoàn thành công trình đối với 11 dự án, tổng diện tích sàn xây dựng là 111.236,9 m2.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, trên địa bàn TP có 91 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 210,4 ha, quy mô dự kiến khoảng 98.685 căn hộ, 6.678.730 m2 sàn xây dựng. Trong đó 49/91 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư/chấp thuận đầu tư, với tổng diện tích đất là 125,87 ha, quy mô 56.200 căn hộ, 4.069.842 m2 sàn xây dựng (có 46/49 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn năm 2016 - 2020). Trong giai đoạn 2021 - 2023, Sở Xây dựng đã có thông báo nghiệm thu hoàn thành công trình đối với 1 dự án, tổng diện tích sàn xây dựng 19.505 m2.

TP.HCM đảm bảo quỹ đất đầu tư các dự án nhà ở xã hội. 

Theo UBND TP.HCM, từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 và Thông tư hướng dẫn số 20/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 đã tiếp tục nới rộng các điều kiện để được hưởng chính sách nhà ở xã hội, diện tích bình quân hiện trạng nhà ở nhỏ hơn 10m2 sàn/người (thay vì nhỏ hơn 8m2 sàn/người); Chính phủ đã có gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho các chủ đầu tư vay để thực hiện dự án nhà ở xã hội và người dân vay để mua nhà ở xã hội.

Sau đó, Chính phủ đã xác định rõ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội; tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội từ 25-70m2 là phù hợp với thực tiễn, đã từng bước thu hút được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng được một phần nhà ở cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, công nhân và các đối tượng thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.

Giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn nhà ở xã hội phát triển mạnh mẽ, đã có 19 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng cho thị trường 1,23 triệu m2 sàn, tương ứng 14.954 căn hộ; 1 dự án nhà lưu trú công nhân, tổng diện tích đất 7 ha, quy mô 1.449 phòng, đáp ứng 7.596 chỗ ở cho công nhân. Theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, Thủ tướng Chính phủ giao TP.HCM đến năm 2030 phát triển 69.700 căn nhà ở xã hội. Theo chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2030, đến năm 2030, địa phương này sẽ phát triển 93.000 căn nhà ở xã hội. 

Kết quả phát triển nhà ở xã hội của TP.HCM trong thời gian qua mặc dù chưa thể đáp ứng hết nhu cầu rất lớn về nhà ở của các nhóm đối tượng có nhu cầu về nhà ở xã hội, nhưng đã giải quyết một phần nhu cầu nhà ở của một bộ phận người thu nhập thấp và cán bộ công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố.

Thời gian tới, TP.HCM ban hành quy trình giải quyết cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản tham gia và triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường; khẩn trương hoàn thành việc lập và phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Đặc biệt, chú trọng rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật; công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

Thành phố  chú trọng rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (Ảnh minh họa). 

Vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị cho phép thành lập doanh nghiệp chuyên biệt trực thuộc thành phố để đầu tư, quản lý nhà ở xã hội. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng rất khó khăn, kéo dài khiến tiến độ dự án chậm, thậm chí không thực hiện được. Loại hình nhà ở xã hội chưa đa dạng, các căn hộ diện tích nhỏ 25-30 m2 và giá 300-400 triệu đồng còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đồng thời, các bước thủ tục đầu tư nhà ở xã hội còn phức phức tạp nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ngoài chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chấp thuận đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất, ký quỹ như nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội phải thực hiện thẩm định giá bán nhà ở xã hội, xác nhận đối tượng mua nhà, kiểm soát lợi nhuận định mức dự án...

Để tháo gỡ các khó khăn, Sở Xây dựng đề xuất thành phố, trung ương cho phép thành lập doanh nghiệp chuyên biệt trực thuộc thành phố để đầu tư, phát triển, quản lý nhà ở xã hội Ngoài đề xuất trên, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn, thống nhất quy trình thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng theo hướng cắt giảm hoặc liên thông thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, chi phí thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Cùng với đó là cơ chế khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá phù hợp, nhà ở cho thuê, nhằm tạo thêm nguồn cung về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp.

Về nghĩa vụ nhà ở xã hội với các dự án nhà ở thương mại (quy mô 2-10 ha), đơn vị này đề xuất cho phép UBND thành phố tự quyết định 3 hình thức thực hiện gồm dành quỹ đất 20% để xây nhà ở xã hội, chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tính theo giá đất mà chủ đầu tư cần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để làm nhà ở xã hội hoặc doanh nghiệp nộp tiền bằng với giá trị quỹ đất 20%.

Theo Bộ Xây dựng, để phát triển nhà ở xã hội, các bộ, ban, ngành cần tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp; tập trung sửa đổi ngay những văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương, nhằm đảm bảo đồng bộ, thông thoáng, phân cấp triệt để, rút ngắn thủ tục hành chính...

Còn địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương giúp khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn; Quy hoạch, bố trí dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện với quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...

Mặt khác, khẩn trương hoàn thành lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương. Trong đó làm rõ mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021, làm cơ sở chấp thuận đầu tư các dự án.

Người đứng đầu địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; lập, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể cho việc đầu tư dự án nhà ở xã hội theo từng năm, từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 đảm bảo nhu cầu của địa phương. Đồng thời, có giải pháp đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các dự án đang triển khai thực hiện, các dự án đã có chủ trương đầu tư, hay việc quy hoạch, bố trí và công khai quỹ đất đã giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, để doanh nghiệp quan tâm, đề xuất dự án. Đảm bảo đến năm 2030 hoàn thành đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ trên phạm vi cả nước.

 

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline