Hotline: 0941068156

Thứ năm, 18/04/2024 13:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ năm, 18/04/2024

Tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển diễn biến nghiêm trọng

Thứ ba, 11/01/2022 16:01

TMO - Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu khiến tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển nguy cấp hơn, dẫn đến tình trạng mất ổn định bờ biển, diễn ra ở ven bờ biển cả ba miền.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường bờ biển từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) tới Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có tổng chiều dài hơn 3.260 km, trung bình cứ 100 km2 có một km bờ biển. Đặc điểm nổi bật của bờ biển nước ta là khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng ven bờ, trung bình cứ 20 km chiều dài đường bờ biển có một con sông chảy cắt ngang, với khoảng 114 cửa sông đổ ra biển.

Tình trạng sạt lở bờ sông đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của bà con tại Cà Mau.

Trong đó, tỉnh Cà Mau giống như một bán đảo bởi có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km. Những năm gần đây, địa phương này liên tục bị sạt lở bờ biển với trên 80% tổng chiều dài. Qua quan trắc, ở biển Tây, tốc độ sạt lở trung bình từ 20-25 m/năm, có một số vị trí lên đến 50 m/năm. Ở biển Đông, sạt lở diễn ra nghiêm trọng hơn, trung bình từ 45-50 m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 80 m/năm. Sạt lở không chỉ cuốn mất đất sản xuất, mất rừng phòng hộ, mà còn lấy đi sinh kế, tác động tiêu cực đến đời sống người dân vùng ven biển.

Theo các chuyên gia nhận định, hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển một phần do tác động của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, triều cường, sóng biển, kết cấu và sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển. Ngoài ra, các hoạt động nhân sinh như lấn chiếm, vi phạm, xây dựng công trình không tuân thủ quy hoạch; khai thác cát, sỏi quá mức trên sông làm suy giảm lượng bùn cát về hạ lưu, cộng với tình hình biến đổi khí hậu làm gia tăng cường độ thiên tai gây sụt lún, xói lở, bồi lấp.

Các chuyên gia môi trường nhận định, với điều kiện tự nhiên có 28 tỉnh thành phố giáp biển, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với thiên tai đang ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu. Ở một số địa phương, bờ biển đã lấn vào đất liền tới vài trăm mét, buộc hàng trăm hộ gia đình phải di dời và thay đổi sinh kế.

Các tỉnh ven biển nước ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ xói lở bờ biển. Trong ảnh là thực trạng xỏi lở tại bờ biển Cửa Đại.

Do đó, cần có giải pháp tổng hợp để giúp người dân vùng biển tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu. Chú trọng vào việc tăng khả năng chống chịu ở tất cả các cấp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của lốc, bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đối với các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, việc khôi phục và trồng rừng ngập mặn đang làm giảm bớt tác động của triều cường và bão, đồng thời giúp hấp thụ carbon, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Mặt khác, cần nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực ven sông, ven biển. Phấn đấu hoàn thành 100% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 và hoàn thành 90% việc trồng rừng ngập mặn ven biển tại những khu vực bãi biển ổn định, phù hợp với điều kiện trồng rừng đến năm 2025.

Đồng thời xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, đến năm 2025 tập trung hoàn thành về cơ bản việc xử lý tại các trọng điểm xung yếu về sạt lở bảo đảm an toàn khu tập trung dân cư, cơ sở hạ tầng vùng ven sông, ven biển, các khu vực chính trị trọng điểm và ổn định bờ biển tại những khu vực xói lở mạnh.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline