Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 15:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Tiền Giang tập trung diệt trừ sâu đầu đen phá hoại dừa

Thứ năm, 17/10/2024 06:10

TMO - Thời gian gần đây, dịch bệnh sâu đầu đen tại huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) đang bùng phát mạnh. Do đó, ngành nông nghiệp của địa phương này đang tích cực triển khai các biện pháp phòng trừ sâu đầu đen nhằm bảo vệ diện tích vườn dừa, đảm bảo năng suất thu hoạch.

Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về phát triển các vùng chuyên canh dừa, tạo giá trị nông sản hàng hóa lớn, giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân, góp phần giảm nghèo nông thôn. Toàn huyện Chợ Gạo có gần 7.700 ha dừa, trong đó, có trên 6.500 ha dừa đang cho trái. Thời gian qua, nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ đã giúp tăng năng suất dừa từ 22 tấn/ha/năm trước đây lên 24 tấn/ha/năm thời điểm hiện tại. Huyện đã có 10 ha dừa sản xuất theo tiêu chí GlobalGAP, 20 ha sản xuất theo tiêu chí GlobalGAP.

Tuy nhiên, gần đây, do dịch sâu đầu đen phá hại đã khiến diện tích dừa của huyện Chợ Gạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, đến ngày 15/10, kết quả điều tra diện tích dừa nhiễm mới sâu đầu đen của huyện Chợ Gạo ở các xã Xuân Đông, Hòa Định, An Thạnh Thủy là 245,61 ha với 620 hộ có vườn dừa bị nhiễm, tỷ lệ hại là 5 - 10%. Diện tích nhiễm nhẹ có 105,66 ha, diện tích nhiễm trung bình có 61,88 ha, diện tích nhiễm nặng có 78,07 ha.

Còn tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, một số hộ gia đình dùng máy để vào chặt bỏ những cây dừa lâu năm đã bị sâu đầu đen ăn hết lá chỉ còn trơ trọi các cọng dừa. Thông tin từ người dân, sâu đầu đen ăn gần hết các cây dừa lâu năm; còn những cây dừa mới trồng vài năm gần đây cũng bị sâu tấn công nhưng chưa ăn trụi hết lá thì người dân phun thuốc để bảo vệ. Một số vườn dừa xung quanh cũng bị sâu đầu đen phá hại.

Để khống chế sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh huyện, xã về tình hình dịch hại sâu đầu đen cùng các biện pháp phòng chống; tăng cường tập huấn, phát tờ rơi về quy trình phòng chống sâu đầu đen hại dừa.

Đại diện xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho biết, UBND xã có phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức những cuộc hội thảo hướng dẫn người dân cách xử lý khi bị sâu đầu đen xảy ra. Trong nội dung tuyên truyền, người dân được hướng dẫn cách phun thuốc cũng như cách nhận biết sâu đầu đen.

Ngoài ra, UBND xã cũng thành lập 6 tổ xung kích, trong đó cấp ủy phụ trách địa bàn làm tổ trưởng để xuống từng hộ dân bị thiệt hại nắm rõ tình hình, tâm tư, nguyện vọng cũng như phát tờ rơi tuyên truyền cũng như làm biên bản cho người dân cam kết làm theo hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp gồm: phải tiêu hủy những lá do sâu đầu đen bỏ để tránh lây lan trên diện rộng cũng như phun thuốc phòng trừ.

Sâu đầu đen gây hại trên 245ha dừa tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). (Ảnh minh hoạ).

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp vận động người dân phun xịt những vườn dừa bị nhiễm nhẹ; đốn bỏ và tiêu hủy những vườn dừa có sâu đầu đen gây hại nặng, không có khả năng phục hồi. Theo thống kê, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cùng với cán bộ tổ xung kích của UBND xã vận động nông dân đốn bỏ diện tích dừa bị thiệt hại nặng không có khả năng phục hồi tổng cộng 7,72 ha/1.427 cây tại hai xã Xuân Đông, Hòa Định. Đồng thời, cán bộ của trung tâm đã phối hợp các tổ xung kích của UBND xã vận động nông dân ra quân phun xịt được 79,6 ha/226 hộ.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền thông tin thêm, trước tình hình diễn biến phức tạp sâu đầu đen trên vườn dừa, trung tâm đã mở các cuộc hội thảo hướng dẫn nông dân cách nhận biết triệu chứng gây hại của sâu đầu đen để nông dân nhận biết cùng cách phòng trừ cho đúng.

Hiện nay, trung tâm đã làm tờ trình để gửi UBND huyện Chợ Gạo cùng cơ quan chức năng cấp tỉnh để có phương hướng hỗ trợ cho nông dân trồng dừa. Trung tâm đề nghị hỗ trợ kinh phí mua thuốc trừ sâu để dập dịch cùng chi phí hỗ trợ nông dân cắt tỉa nhánh nhằm mục đích diệt con nhộng, con bướm, còn lại sẽ phun phòng trừ những con sâu non đạt hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo còn phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam triển khai đề tài sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ; trong đó có quản lý đối tượng sâu đầu đen hiệu quả tại một số vườn dừa ở xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo bước đầu có kết quả khả quan.

Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo cho biết, để khống chế tác hại của sâu đầu đen trên vườn dừa đạt hiệu quả, đơn vị đề nghị UBND huyện Chợ Gạo hỗ trợ kinh phí để nông dân tiếp tục phòng trừ sâu đầu đen. UBND các xã có sâu đầu đen phá hại tăng cường phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tiếp tục vận động người dân cắt tỉa tàu dừa đem tiêu huỷ trước khi phun xịt để việc phòng trừ mang lại hiệu quả cao; đốn bỏ cây dừa bị nhiễm bệnh nặng không có khả năng phục hồi đem tiêu huỷ để tránh lây lan...

Khi dừa bị nhiễm sâu đầu đen, người dân cần chặt bỏ để tránh lây lan rộng. (Ảnh minh hoạ).

Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục trực tiếp xuống địa phương tổ chức tập huấn, hội thảo về giải pháp phòng, trừ sâu đầu đen. Giải pháp để phòng trừ sâu đầu đen trước mắt là phải phun thuốc. Những cây dừa lão, không còn hiệu quả phải vận động nông dân đốn, đốt tiêu hủy để tiêu diệt mầm bệnh. Về lâu dài và căn cơ nhất vẫn là sử dụng thiên địch. Hiện Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã tập huấn cho nông dân về các loại thiên địch để phòng trừ sâu đầu đen.

Bên cạnh việc phun thuốc phòng trừ sâu đầu đen hại dừa, ngành nông nghiệp Tiền Giang cần tiếp tục phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, xã tăng cường công tác nhân nuôi ong ký sinh để phóng thích trên các vườn dừa nhiễm sâu đầu đen bảo đảm phòng trừ hiệu quả và bền vững. Đồng thời, điều chuyển nguồn ong ký sinh giữa các huyện để bảo đảm công tác phòng trừ chung của tỉnh và phối hợp với các Viện, Trường thực hiện các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn biện pháp quản lý sâu đầu đen đặc biệt là biện pháp sinh học.

Tổng diện tích dừa của tỉnh Tiền Giang hiện nay gần 22.000 ha, với diện tích cho trái là hơn 18.100 ha, năng suất đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng  hơn 244.000 tấn/năm. Từ năm 2015 đến nay, diện tích dừa đã tăng 5.749 ha, với tốc độ tăng trưởng diện tích trung bình 4,5%/năm.

Theo thống kê, khi cây dừa vào giai đoạn cho thu hoạch ổn định, nhà vườn trồng dừa thu lợi nhuận trung bình khoảng 91,2 triệu đồng/ha/năm. Do đó, việc tập trung khống chế, tiêu diệt sâu đầu đen trên vườn dừa là rất cần thiết để bảo vệ vườn dừa trong bối cảnh việc thúc đẩy ký kết Nghị định thư xuất khẩu dừa chính ngạch sang Trung Quốc sẽ giúp mặt hàng này có cơ hội vượt mốc 1 tỷ USD trong thời gian tới.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang), sâu đầu đen có nguồn gốc ở Nam Á như Ấn Độ và Sri Lanka, gây hại nhiều nước trồng dừa như vùng Thái Bình Dương  như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh…, ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Cambodia... Ở Việt Nam, sâu đầu đen đầu tiên xuất hiện ở Bến Tre nhưng với mật độ thấp, gây hại không đáng kể.

Tuy nhiên từ năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng đã phát hiện nhiều địa điểm có vườn dừa bị sâu đầu đen hại dừa gây hại rất nặng. Năm nay do thời tiết nắng nóng, lượng mưa ít, sâu bùng phát nhanh nên chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã có hàng trăm hecta dừa ở Bến Tre và Tiền Giang bị sâu gây hại nặng.

Sâu đầu đen gây hại dừa ở giai đoạn sâu còn non, ẩn núp bên trong lá, gây hại bằng cách ăn lớp biểu bì mặt dưới lá của tàu lá bên dưới, thải phân, nhả tơ, sau lan dần lên các tàu lá trên (khác với bọ dừa (Brontispa longissima) gây hại tàu lá non trên ngọn), ngoài lá, sâu còn ăn vỏ trái. Dừa bị hại nặng trông xơ xác, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng thu hoạch.

Việc phòng trừ sâu đầu đen hại dừa gặp nhiều khó khăn, ngay cả khi sử dụng biện pháp hóa học do cây dừa cao, khó phun thuốc, do vậy người dân cần chú ý theo dõi vườn dừa, phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ sâu đầu đen ngay từ khi mới chớm.

 

Bích Ngọc

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline