Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/05/2024 10:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 22/05/2024

Tiền Giang chủ động các giải pháp phòng, chống hạn mặn

Thứ tư, 15/11/2023 13:11

TMO - Sản xuất nông nghiệp vụ Đông-Xuân là vụ chính trong năm tại tỉnh Tiền Giang, theo đó địa phương này đang triển khai nhiều giải pháp thích hợp nhằm ứng phó hạn mặn, đảm bảo nông dân giành một vụ bội thu, thắng lợi, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khả năng ở mức cao hơn năm 2015 - 2016, trường hợp cực đoan kéo dài xâm nhập mặn có khả năng sẽ tương đương như mùa khô 2019 - 2020, sẽ ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công và diện tích vườn cây ăn trái ở các huyện phía Tây. Đặc biệt sẽ gây tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ở các địa phương phía Đông của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, trong vụ Đông Xuân 2023-2024, địa phương này gieo sạ 44.760ha với sản lượng thu hoạch trên 315.000 tấn lúa hàng hóa. Tiền Giang đang triển khai nhiều giải pháp thích hợp nhằm ứng phó hạn mặn, đảm bảo nông dân giành một vụ bội thu. Tỉnh phân bố lịch thời vụ hợp lý cho từng vùng, tiểu vùng theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, né hạn mặn gây hại lúc cuối vụ sản xuất, tạo điều kiện phân bố hợp lý thời vụ cho các vụ sản xuất kế tiếp trong năm. Theo đó, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp đối với từng vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. 

Cụ thể, đối với vùng dự án ngọt hoá Gò Công, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu  ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho khoảng 39.800 ha (lúa đông xuân 2023 - 2024 là 21.400 ha; hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày là 11.400 ha; 7.000 ha vườn cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày). Ngay sau khi cống Vàm Giồng đóng ngăn mặn, khai thác tối đa khả năng lấy nước của cống Xuân Hòa, Rạch Chợ để phục vụ sản xuất đông xuân và tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, giới hạn mặn lấy vào < 1,0g/l.

Tiếp tục thực hiện Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng đối với diện tích lúa thu đông 2023 trễ vụ không thể xuống giống kịp lịch thời vụ đông xuân 2023 - 2024 theo khuyến cáo nhằm đảm bảo vụ đông xuân cắt nước trước ngày 15-2-2024. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

Tổ chức đo đạc, kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên các tuyến sông và nội đồng; thường xuyên thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để người dân biết chủ động nguồn nước tưới.  Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời các cống không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt. Kiểm soát chặt chẽ những khu vùng trũng để có kế hoạch tiêu úng chủ động khi trữ nước; vận động nhân dân tôn cao bờ vùng, bờ thửa đối với những khu vực trũng thấp để hạn chế ngập úng khi công trình đầu mối vận hành lấy trữ nước.

Đập ngăn mặn trên sông Tiền chảy qua địa bàn xã Song Thuận, huyện Châu Thành được vận hành hiệu quả để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất. Ảnh: VS. 

Đối với vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông, địa phương này đặt mục tiêu đảm bảo  ngăn mặn, đủ nước tưới cho 3.184 ha (rau màu, cây sả: 2.114 ha, vườn cây ăn trái: 1.070 ha). Để thực hiện nhiệm vụ này các địa phương cần tập trung tuyên truyền ận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.

Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nước trong nội đồng chú ý khu vực có địa hình cao và xa nguồn, khu vực vùng trũng. Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời những cống không đảm bảo ngăn mặn. Kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống, tổ chức lấy nước cống CC1, Rạch Gốc, Lý Hoàng, Lồ Ồ để bổ sung nước vào dự án Phú Thạnh- Phú Đông khi độ mặn cho phép. Vận hành trạm bơm tại cống Lồ Ồ (sử dụng thuyền bơm) bổ cấp nước cho vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông khi chân triều thấp có độ mặn cho phép.

Khẩn trương triển khai thi công sửa chữa các công trình cống đập, nạo vét các tuyến kênh, rạch đã được bố trí kinh phí trong năm 2023; đồng thời chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện được phân cấp quản lý theo quy định để lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch theo phân kỳ đầu tư năm 2024

Đối với vùng dự án Bảo Định mở rộng sang vùng kiểm soát lũ, mục tiêu đặt ra là đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho khoảng 124.214 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc dự án Bảo Định mở rộng 2 tỉnh Tiền Giang và Long An (Tiền Giang: 104.101 ha và Long An: 20.204 ha), trong đó: Diện tích cây ăn trái Tiền Giang là 65.216 ha và Long An là 6.325 ha; diện tích lúa Tiền Giang là 26.789 ha và Long An là 11.332 ha; diện tích màu, cây ngắn ngày Tiền Giang là 12.005 ha, Long An là 2.547 ha. 

Theo đó, các địa phương tại khu vực này kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua sông Tiền thông tin trên Đài PT&TH tỉnh để các địa phương biết chủ động đắp đập ngăn mặn kịp thời.

Xây dựng Phương án phòng chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 thật cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng khu vực đáp ứng mục tiêu bảo vệ sản xuất, dân sinh trước diễn biến hạn mặn. Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn theo phân cấp quản lý. Củng cố hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn triều cường có sẵn; tổ chức đắp đập nhằm ngăn mặn, trữ ngọt. Phối hợp Trung tâm Quản lý khai thác Công trỉnh thủy lợi tỉnh Long An tổ chức vận hành công trình hợp lý; kiểm soát ngăn mặn triệt để từ hướng sông Vàm Cỏ Tây.

Ngành chức năng các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai phương án ứng phó với xâm nhập mặn. Ảnh: CT. 

Đối với Dự án Đông - Tây Ba Rài sẽ đảm bảo ngăn mặn, đủ nước tưới cho 4.650,5 ha (diện tích vườn cây ăn trái 4.640 ha; hoa màu 10,5 ha) dự án Đông Ba Rài và 3.563,6 ha (diện tích vườn cây ăn trái 3.562,1 ha; hoa màu 1,5 ha) dự án Tây Ba Rài. Thông báo kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.  Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời những cống không đảm bảo ngăn mặn. Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước.

Đối với vùng cù lao xã Tân Phong, xã Ngũ Hiệp và cù lao Long Đức, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy: Đảm bảo chủ động ngăn mặn triệt để, giữ ngọt đủ nước tưới cho: 2.812,2 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó: Cù lao xã Tân Phong là 1.296 ha, cù lao xã Ngũ Hiệp là 1.479 ha và cù lao Long Đức, xã Tam Bình là 37,2 ha.

Theo đó, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, mặn; vận động nhân dân cũng cố hệ thống đê bao, sửa chữa các cống hiện có, chuẩn bị sẵn sàng vật tư để đắp đập nhằm ngăn mặn triệt để; nạo vét kênh mương, tích cực trữ nước trên mương vườn, ao, liếp..., tiếp tục thực hiện các mô hình tích trữ nước đã áp dụng trong thời gian qua. Nạo vét 8 tuyến kênh ở xã Ngũ Hiệp, chiều dài 5,7 km, khối lượng 18.227 m3 để trữ nước, kinh phí khoảng 0,6 tỷ đồng (thời gian hoàn thành trước tháng 12-2023). Vận hành 17 giếng khoan giếng dự phòng khai thác nước dưới đất (xã Tân Phong 8 giếng, xã Ngũ Hiệp 7 giếng và và cù lao Long Đức, xã Tam Bình 2 giếng) để bổ sung nguồn nước tưới khi bị nhiễm mặn, thiếu nguồn nước ngọt.

Ngoài ra, để nâng chất lượng hạt gạo xuất khẩu, trong vụ Đông Xuân 2023-2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang khuyến cáo nông dân đẩy mạnh sử dụng các giống lúa thơm và lúa chất lượng cao, có khả năng chịu hạn và chịu mặn tốt như: VD 20, OM 6976, OM 7347, Nàng Hoa 9, OM 5451…, đặc biệt ưu tiên các giống lúa được thương lái hoặc doanh nghiệp liên kết sản xuất-tiêu thụ, bao tiêu.

Ngay từ đầu vụ sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang đã tăng cường tập huấn, tuyên truyền đến tận hộ nông dân những biện pháp chăm sóc cây trồng trong mùa khô hạn, xâm nhập mặn với những giải pháp trọng tâm như: tăng cường sử dụng phân hữu cơ, trung vi lượng tăng khả năng chống chịu trà lúa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thâm canh; tiết kiệm nước bơm tát phục vụ sản xuất...

Tỉnh có kế hoạch triển khai 8 điểm bơm truyền để bổ cấp nước cho các khu vực thường xuyên khô hạn trên địa bàn huyện Châu Thành. Ngoài ra, tỉnh giao Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Tiền Giang thường xuyên quan trắc, theo dõi, cập nhật diễn biến độ mặn trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ để có biện pháp ứng phó hữu hiệu, kịp thời, không để ảnh hưởng trà lúa Đông Xuân trong quá trình sản xuất.

Trong trường hợp tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp trong mùa khô 2023-2024, độ mặn tăng cao và lấn sâu vào thượng lưu sông Tiền, Tiền Giang sẽ đóng 3 đập thép ngăn mặn tại các vàm Trà Tân, Ba Rày và Phú An không cho nước mặn xâm nhập vào nội đồng giúp nông dân sản xuất vụ Đông Xuân thắng lợi.

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline