Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 11:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Tiềm năng lớn từ thị trường dừa xuất khẩu

Thứ bảy, 14/12/2024 06:12

TMO – Hiện nay, ngành hàng dừa đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị của cây dừa, tăng thu nhập cho người dân. Theo thống kê, 30% diện tích dừa trên cả nước đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 30% được cấp mã số vùng trồng.

Cây dừa có mặt ở nhiều địa phương trên khắp cả nước nhưng tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Dừa Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 200.000 ha trồng dừa; trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 88% diện tích dừa cả nước; các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn lần lượt là Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang… Ngoài diện tích hiện có, nhiều địa phương vẫn còn quỹ đất, nhất là những vùng bị xâm nhập mặn có thể mở rộng diện tích trồng dừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu.

Thời gian qua, phát triển sản xuất và chế biến dừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm. Các nhà chức trách đã làm việc, ký kết hiệp định thương mại, mở cửa thị trường xuất khẩu dừa chính ngạch. Thông tin từ Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu diện tích dừa trên toàn quốc đạt trên 200.000 ha. Các vùng trồng dừa trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 175.000 ha và Duyên hải Nam Trung bộ.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre chia sẻ, tỉnh Bến Tre được mệnh danh “thủ phủ dừa” của cả nước với diện tích trồng trên 80.000 ha, chiếm 88% diện tích dừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần 42% diện tích dừa cả nước.

Cây dừa được xác định là cây trồng chủ lực và nguồn thu nhập của hơn 200.000 hộ dân khu vực nông thôn của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh Bến Tre có 133 vùng trồng dừa được cấp 133 mã số với diện tích hơn 8.300 ha. Tỉnh có 14 doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu dừa tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Mỗi năm, xuất khẩu dừa mang về cho tỉnh Bến Tre hơn 350 triệu USD. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt trên 20.700 ha.

Tỉnh hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ với 8 doanh nghiệp lớn, có công nghệ chế biến hiện đại, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa hữu cơ vào nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc…Theo Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, để trồng dừa hữu cơ và quản lý hiệu quả việc cấp mã số vùng trồng, Bến Tre đã quyết liệt đưa việc phát triển dừa vào các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh lấy việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất làm nền tảng để phát triển cây dừa.

Bởi vì, khi chuỗi liên kết lớn mạnh mới huy động được sự vào cuộc của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, nông dân. Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT năm 2024. Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000-210.000 ha; vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 - 175.000 ha, còn lại là vùng Duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ...Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

Ngành hàng dừa của Việt Nam đang có những bước phát triển đột phá trên thị trường xuất khẩu. (Ảnh minh hoạ). 

 Từ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024. Những bước tiến tích cực như việc Mỹ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa. Riêng Trung Quốc hiện là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi...

Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân. Theo nhận định từ một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hàng đầu của nước ta đánh giá, thị trường Trung Quốc đem đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức. Về thuận lợi, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa.

Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương. Việt Nam là quốc gia có sản lượng dừa lớn, đặc biệt từ Bến Tre và các tỉnh miền Tây, đảm bảo khả năng cung cấp ổn định cho thị trường. Tuy nhiên, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm.

Với định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cây dừa đã trở thành một cây công nghiệp do đó chiến lược và phát triển định hướng cây dừa cũng sẽ có những điểm khác. Ngoài ra, Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nên cần phải cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Hiện, dừa tươi Việt Nam đã xuất khẩu sang 15 thị trường trên thế giới. Các sản phẩm của ngành hàng dừa Việt Nam ngày càng đa dạng, hướng tới phát triển xanh, bền vững. Bên cạnh đó, các sản phẩm dừa của Việt Nam đã thâm nhập được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Đông Á và cộng đồng các nước Hồi giáo. Điều đó là những lợi thế nhất định để ngành hàng dừa tiếp tục có bước phát triển đột phá trong giai đoạn tiếp theo.

 

 

 Hồng Mây

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline