Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện các tháng cao điểm nắng nóng

Thứ tư, 17/04/2024 07:04

TMO - Dự báo mùa Hè năm nay, khu vực miền Bắc sẽ thiếu điện trong dịp cao điểm. Do đó, ngoài thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung, việc tiết kiệm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ thiếu điện cho các tỉnh, thành phố thuộc khu vực này. 

Theo thống kê của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng điện tiêu thụ toàn quốc trung bình 762 triệu kWh/ngày. Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, lượng điện tiêu thụ đã vọt tới hơn 900 triệu kWh/ngày, tăng 11% so với đầu năm. Dự báo cao điểm những tháng mùa Hè, lượng điện tiêu thụ toàn quốc sẽ đạt tới hơn 1 tỷ kWh/ngày.

Đáng chú ý, khu vực miền Bắc được dự báo sẽ đối mặt với tình hình thiếu điện trong các tháng cao điểm nắng nóng bởi lượng điện tiêu thụ tăng rất mạnh từ đầu năm. Lượng điện sử dụng đã tăng hơn 12 triệu kWh/ngày, đạt mức 343,6 triệu kWh/ngày từ đầu tháng 4 đến nay. Trong các tháng đầu năm, nhu cầu sử dụng điện của hệ thống điện quốc gia và miền Bắc tăng trưởng khoảng 11%. Dự báo đối với tháng 5, 6, 7 nắng nóng hơn, tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 13%.

Theo tính toán, nhu cầu sử dụng điện khu vực miền Bắc kể cả sinh hoạt, lẫn công nghiệp khoảng 25.000MW. Nếu tăng trưởng 10%/năm nghĩa là phải cần 2.500MW tương đương một Nhà máy thuỷ điện Sơn La nữa đi vào vận hành để đáp ứng nhu cầu phụ tải khu vực. Đây cũng là thách thức đối với ngành điện. Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, bước vào năm 2024, diễn biến thời tiết nắng nóng đã đến sớm và dự báo sẽ cực đoan gay gắt hơn, điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt dự báo sẽ tăng cao đột biến, đặc biệt là vào các giờ cao điểm.

Khu vực miền Bắc được dự báo sẽ đối mặt với tình hình thiếu điện trong các tháng cao điểm nắng nóng. 

Mặt khác, tình hình huy động các nguồn điện gặp nhiều khó khăn do các bất ổn về chính trị trên thế giới. Vì vậy, hệ thống điện miền Bắc có nguy cơ xảy ra thiếu hụt công suất đỉnh vào các giờ cao điểm, nhất là vào những ngày nắng nóng gay gắt khoảng từ tháng 4 - 8/2024. Trước tình hình đó, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, để đáp ứng nhu cầu điện năng trong năm 2024, ngay từ cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ, cũng như Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan triển khai rất nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện.

Trong đó, căn cứ đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2024, kế hoạch cung cấp than, khí cho sản xuất. Riêng với mùa khô năm 2024, lần đầu Bộ đã phê duyệt kế hoạch cung ứng điện riêng cho các tháng cao điểm mùa khô. Tại các kế hoạch, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện.

Thời gian qua, không chỉ Cục Điều tiết điện lực, lãnh đạo của các Cục vụ liên quan cũng trực tiếp làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình cung ứng điện mùa khô ở các đơn vị phát điện, truyền tải phân phối điện kể cả trong và ngoài EVN. Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết, năm 2024, đơn vị đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Việc đảm bảo cung ứng điện bằng cách huy động tối đa mọi nguồn lực, quyết liệt và linh hoạt trong chỉ đạo điều hành hệ thống điện để khắc phục các khó khăn thách thức ngày càng lớn.

Đồng thời tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực để mang đến các dịch vụ tốt nhất, tiện ích nhất cho khách hàng sử dụng điện. Đối với chương trình sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, trong đó có chương trình điều chỉnh phụ tải điện DR, EVNNPC cam kết sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu đã đặt ra, cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Công Thương và EVN. Tuy nhiên, để đạt được điều này, EVNNPC mong muốn nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương, các khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp tại miền Bắc. 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, các ngành kinh tế của đất nước đang trong đà phục hồi và có sự tăng trưởng cao về nhu cầu sử dụng điện năm 2024. Riêng miền Bắc tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 3 tháng đầu năm là 10% (tăng trưởng so cùng kỳ năm 2023 là – 2,05%). Trong đó một số tỉnh, thành có mức tăng trưởng (lũy kế 3 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ) trên 2 con số như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh… đặc biệt có các tỉnh nhu cầu sử dụng điện tăng trên 20% như: Quảng Ninh (28,59%) và Hà Tĩnh (23,33%)… Điều này tạo áp lực lớn đến việc cung ứng điện, đặc biệt vào khung giờ cao điểm khu vực phía Bắc (từ 13 - 15 giờ 30 chiều và 21 - 23 giờ tối). Do đó, rất cần sự chung tay tiết kiệm điện để giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt. 

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào. 

Tại khu vực miền Bắc, Hà Nội là địa phương vẫn tiềm ẩn nguy cơ khó khăn về cung cấp điện. Dự kiến, công suất tiết giảm của thành phố Hà Nội khi Hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn (nếu xảy ra) sẽ phải tiết giảm từ 0,91- 4,25 % công suất đỉnh dự báo, tương đương thiếu 46-242MW. Để chủ động trong công tác bảo đảm cung ứng điện trên địa bàn thành phố năm 2024, sẵn sàng ứng phó trường hợp khi Hệ thống điện quốc gia gặp khó khăn về nguồn điện, ngay từ đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản, kế hoạch về phát triển điện lực, tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thành phố phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,6% đến 1,8% so mức năng lượng dự báo nhu cầu. Trong đó, tiết kiệm ít nhất 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho các khu vực tiêu dùng. Hà Nội cũng phấn đấu phát triển năng lượng tái tạo tăng thêm khoảng 67MW từ điện rác (đưa tổ máy số 3 dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn và dự án nhà máy điện rác Seraphin vào vận hành), đưa tổng nguồn năng lượng từ xử lý rác của thành phố Hà Nội đạt khoảng 129,3MW; Phấn đấu giảm phụ tải đỉnh của hệ thống điện thành phố khoảng 100MW (không phải tiết giảm điện do thiếu nguồn).

Để thực hiện mục tiêu này, thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát vận hành hệ thống điện an toàn, khoa học, hiệu quả, hạn chế tối đa sự cố, giám sát chặt chẽ đơn vị điện lực trong việc cung cấp điện theo các phương án, kế hoạch được duyệt, bảo đảm nguyên tắc cân bằng, luân phiên, không để một phụ tải, khách hàng bị mất điện nhiều ngày và nhiều lần.

Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp điều chỉnh phụ tải điện, dịch chuyển công suất tiêu thụ với các khách hàng sử dụng nhiều điện trong Chương trình quản lý nhu cầu điện (Chương trình DR) phi thương mại. Thành phố cũng chuẩn bị phương án cân bằng điều hòa phụ tải (sản xuất - kinh doanh - hoạt động xã hội - đời sống dân sinh), huy động nguồn tự có để hỗ trợ cấp điện, xây dựng các phương thức vận hành lưới… để triển khai trong trường hợp bất khả kháng hệ thống điện quốc gia gặp khó khăn, buộc phải tiết giảm để bảo đảm an ninh hệ thống. 

Trong bối cảnh năm 2024 tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) có thể tăng rất cao, Thủ tướng ra công điện yêu cầu bảo đảm không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu điện thời gian tới, bảo đảm không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công Thương khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 30/4 các cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu; cơ chế, chính sách phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ.

Trước ngày 1/7, yêu cầu Bộ Công thương tập trung chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư, triển khai nhanh các dự án nguồn điện trong Quy hoạch, Kế hoạch điện VIII, bảo đảm kịp thời bổ sung nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải hằng năm. Trong đó, lưu ý khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với các nhà máy nhiệt điện than Công Thanh và Nam Định 1 để bảo đảm mục tiêu của Quy hoạch điện VIII và cung ứng điện cho miền Bắc.

Ngoài ra, Bộ cũng cần khẩn trương phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối để đưa vào sử dụng trước ngày 30/6 cùng các dự án truyền tải điện từ Lào để kịp thời bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát EVN, TKV, PVN tăng cường phối hợp hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc; chống tiêu cực, lãng phí, đùn đẩy trách nhiệm. Ủy ban này chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc vận hành ổn định, an toàn, tin cậy và khắc phục nhanh các sự cố (nếu có) đối với các nguồn điện của EVN, PVN và TKV.

Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, bảo đảm có thể huy động tối đa công suất phát điện trong những tháng cao điểm năm 2024. Tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao triển khai sớm các dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực miền Bắc như các nhà máy LNG Nghi Sơn – Thanh Hóa, LNG Quỳnh Lập - Nghệ An; phấn đấu khởi công trong quý II /2025 và hoàn thành đóng điện trong năm 2027 các nhà máy: LNG Quảng Ninh, LNG Thái Bình...

 

 

Tuấn Trần

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline