Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Thuốc quý từ cây Sung

Chủ nhật, 21/11/2021 20:11

TMO - Tháng 03/2019, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận cây Sung (ở xã Tổng Cọt, Hà quảng, Cao Bằng) là Cây Di sản Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng Sung là cây thuốc quý, hỗ trợ chữa nhiều bệnh (theo các nhà khoa học).

Cây Sung có tên là Ưu đàm thụ, Fig tree (Anh). Tên khoa học là Ficus racemosa L. (syn.: Ficus glomerata Roxb.), họ Dâu tằm (Moraceae). Cây trung bình cao 15-20m, hoặc hơn, đường kính thân cây tới 60-90cm, vỏ thân nhẵn, màu nâu xám. Cành non có lông màu nâu. Lá nguyên, mọc so le; phiến lá hình bầu dục hẹp, dài 8-20cm, rộng 4-8cm, gốc lá tù, có mũi nhọn ở đỉnh. Phiến lá thường bị sâu ký sinh, tạo thành những u nhỏ, gọi là “vú sung”; cuống lá dài 2-3cm. Lá kèm dài 1,5-2cm. Sung cũng như các loài khác trong chi Ficus (Đa, Si, Vả, Ngái,…), nhìn bên ngoài “không thấy hoa mà có quả”. Bộ phận sinh sản khi mới hình thành đã có dạng các quả nhỏ, rồi lớn dần, mọc thành chùm trên thân cây và cành già. Đó là quả giả, là đế của một cụm hoa lõm sâu, tạo thành túi có hình quả, bọc kín hoàn toàn các hoa đực và hoa cái rất nhỏ ở trong (hoa đơn tính cùng gốc). Hoa đực nằm xung quanh một lỗ nhỏ ở đỉnh của đế cụm hoa, hoa cái nằm ở phía dưới, những con côn trùng khi chui qua lỗ nhỏ đó bị dính hạt phấn của hoa đực, rồi vào trong khoang rỗng của đế cụm hoa để thụ phấn cho hoa cái, tạo thành quả thật rất nhỏ, trông như hạt. Đây là “quả loại Sung”, một loại quả kép. hình quả lê, đường kính 2-2,5cm, khi chín màu nâu đỏ. Mùa hoa quả rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 11. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng, thường phân bố trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Nam và Đông Nam Á, như Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Ấn Độ, Nepal, New Guinea, Pakistan, Sri Lanka, Australia, Lào, Campuchia, Việt Nam...

Cây Sung di sản (ở xã Tổng Cọt, Hà quảng, Cao Bằng)

 Ở Việt Nam, cây Sung mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng ở chỗ ẩm ướt, cạnh bờ ao, sông, suối. Đã từ lâu, cây này gắn bó với cuộc sống của con người. Với quan niệm từ sung có nghĩa sung túc, nên trên mâm ngũ quả ngày Tết, nhiều nơi người ta thường xếp chùm quả Sung cùng với các loại trái cây khác để cúng, với mục đích cầu mong sự sung túc cho gia đình trong năm mới.

 Cây Sung thường được dùng làm cây chủ để thả Cánh kiến đỏ (Lacca), hoặc được trồng làm cây cảnh. Quả và lá Sung được dùng trong ẩm thực. Lá Sung non thường ăn kèm với các món gỏi, nem chua. Quả Sung được muối chua để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá,... Nhưng cây Sung còn một giá trị sử dụng khác cần biết đó là lá, quả và nhựa Sung đều được dùng làm thuốc.

 Về hoá học, các nghiên cứu cho biết lá Sung chứa các chất sterol (β-sitosterol), triterpenoid, alcaloid, tanin và flavonoid. Vỏ thân Sung có gluanol acetat, β-sitosterol, lupeol, α-amyrin acetat,… Quả Sung chứa gluanol acetat, acid tiglic, lupeol acetat, friedelin và các phytosterol khác. Trong 100g quả Sung có protein1g, chất béo 0,4g, đường 12,6g, caroten 0,05mg, chất khoáng 3,1g và các nguyên tố vi lượng như Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg. 

Theo Rajnish K.Y và cs. (Parmacogn. Rev. 2015 Jan-Jun, 9(17): 73–80, hoạt chất của cây Sung có nhiều tác dụng như chống oxy hóa, chống tiêu chảy, chống viêm, hạ sốt, kháng nấm, kháng khuẩn, bảo vệ gan. Đặc biệt, chất β-sitosterol được phân lập từ lá và vỏ thân cây Sung có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 Có tài liệu còn cho biết hoạt chất trong quả Sung có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư đại tràng.

 Theo y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda, Siddha, Unani): Vỏ rễ Sung được dùng chữa kiết lỵ, trị eczema, bệnh hủi, thấp khớp. Lá Sung (tán bột) trộn với mật ong để trị bệnh về túi mật. Quả Sung trị rong kinh, nhuận tràng và bệnh đái tháo đường. Nhựa mủ Sung dùng chữa bệnh trĩ và tiêu chảy; nhựa mủ này nấu với sữa có tác dụng kích dục.

 Theo y học cổ truyền, quả Sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông huyết, chỉ thống, lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu viêm, sát khuẩn; có công dụng kiện tỳ vị, lợi tiêu hoá, nhuận phế, nhuận tràng, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...

 Bài thuốc từ cây Sung:

Quả non và lá non cây Sung (cả lá có vú sung) có tác dụng lợi sữa (có thể phối hợp với Thông thảo, quả Đu đủ non, chân giò Lợn, nấu ăn. Hoặc quả Sung và quả Mít non (dái mít) thái nhỏ, nấu cháo với gạo nếp, hoặc nấu canh ăn. Quả Sung xanh trị tiêu chảy, quả chín bổ.

 Quả Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm 20 phút với nước sôi trong bình kín, uống thay nước trà, có thể cho thêm một chút đường phèn, để chữa tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hoá. Các nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, quả Sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư (theo H.K. Toàn).

Cành lá cũng như vỏ cây Sung sắc uống (dùng 10-20g) có thể dùng trị phong thấp, sốt rét.

Nhựa mủ Sung (chặt vào thân cây, hứng lấy nhựa) bôi ngoài trị chốc lở, đinh nhọt các loại, ghẻ và trị bỏng. Nhựa mủ này phết lên giấy bản rồi dán 2 bên thái dương chữa nhức đầu. Để chữa liệt mặt thì dán vào bên mặt không bị méo.

Những thông tin trên đây chứng tỏ Sung là một cây thuốc quý. Các nhà khoa học nên kiểm chứng lại các công dụng của Sung, nhất là tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và phòng chống ung thư.   

 

                                                                   TSKH. Trần Công Khánh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline