Hotline: 0941068156

Thứ ba, 16/04/2024 15:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ ba, 16/04/2024

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ lực sang thị trường Trung Quốc

Thứ tư, 25/01/2023 06:01

TMO - Với việc Trung Quốc đồng loạt mở cửa thông quan hàng hóa trở lại sau 3 năm gián đoạn vì dịch bệnh, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất hứng khởi và tin tưởng rằng xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ tăng trưởng mạnh ngay từ tháng đầu năm nay…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định Trung Quốc là thị trường tiềm năng với 1,4 tỷ dân, chiếm 19,2% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu và vẫn còn nhiều dư địa. Năm 2023, tình hình thế giới được dự báo có nhiều khó khăn, doanh nghiệp đối diện với tình trạng sụt giảm đơn hàng, song việc thị trường Trung Quốc vừa mở cửa và động lực tăng trưởng từ năm 2022 đang giúp xuất khẩu nông sản Việt Nam kỳ vọng đạt mục tiêu 55 tỷ USD trong năm 2023.

Xuất khẩu rau quả năm 2023 được dự báo tăng trưởng mạnh tại thị trường Trung Quốc 

Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo năm 2023 là năm bùng nổ xuất khẩu rau quả, tăng trưởng ít nhất 20% so với năm 2022, cán mốc 4 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu sầu riêng từ Trung Quốc trong mấy tháng qua đang tăng đột biến, giúp mặt hàng này có cơ hội trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam trong 2023.

Theo thống kê, mỗi năm Trung Quốc chi ra 15 tỷ USD nhập khẩu các mặt hàng rau quả và việc mở cửa cho hàng loạt trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2022 là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng đang chuẩn bị tổ chức đoàn giao thương quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc. Đồng thời, bộ tiếp tục đàm phán xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc các mặt hàng tiềm năng như bưởi, na, dừa, chanh ta… nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn, quan trọng đối với hàng thủy sản Việt Nam. Năm 2022, dù trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt khoảng 1,8 tỷ USD, tăng gần 90% so với năm ngoái. Khẳng định Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp thủy sản khi mở cửa biên giới trở lại VASEP đề nghị các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội này.

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc năm 2023 được kỳ vọng đột phá về sản lượng và giá. 

Không chỉ mặt hàng thủy sản, trái cây mà mặt hàng gạo cũng được kỳ vọng “bùng nổ” về xuất khẩu trong năm 2023. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, năm 2023 xuất khẩu gạo được dự báo sẽ có nhiều cơ hội đột phá từ nền tảng giá cao của năm 2022 và cơ hội do Trung Quốc mở cửa trở lại. Theo đó, xuất khẩu gạo nếp bị sụt giảm liên tiếp trong hai năm qua dự báo sẽ được khôi phục trở lại do nhu cầu chế biến các sản phẩm từ gạo nếp của Trung Quốc là rất lớn. Thị hiếu tiêu dùng gạo của người dân Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam cũng là cơ hội để Việt Nam gia tăng thị phần.

Ngành gỗ và lâm sản (chiếm hơn 30% trị giá hàng hóa xuất khẩu của ngành nông nghiệp) cũng được dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, năm 2022, được xem là năm khó khăn nhất từ trước đến nay đối với ngành gỗ. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn đạt 7,1% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 17 tỷ USD. Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên. Nếu không có nhiều thay đổi, dự kiến đến quý 2, các đơn hàng cơ bản được khôi phục, đạt khoảng 82-85%. 

Bước sang năm 2023, thị trường thế giới dự báo có nhiều biến động khi nhu cầu tại một số nước như Mỹ, Anh cũng như nước châu Âu…đang có xu hướng giảm nhiệt. Đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tại những thị trường này bắt đầu giảm dần. Tuy vậy, động lực của doanh nghiệp đến từ thị trường Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (chiếm 19,2% thị phần tiêu thụ nông sản của Việt Nam) vừa thông báo mở cửa giúp xuất khẩu sang thị trường này đang tăng mạnh trở lại.

 

 

Dương Hưng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline