Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Thúc đẩy hợp tác trong công nghệ thăm dò và chế biến khoáng sản

Thứ sáu, 21/10/2022 08:10

TMO - Cùng với việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước, thời gian qua Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam chú trọng hợp tác quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, đặc biệt là thăm dò và chế biến khoáng sản.

Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam cho biết, thời gian qua Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ từ phía Cộng hòa Séc trong công tác đo tờ lập bản đồ tỷ lệ 1/50.000 và điều tra khoáng sản. Hiện nay, Tổng cục đang được giao thực hiện các nhiệm vụ điều tra để từng bước làm rõ tổng thể các nguồn tài nguyên địa chất và khoáng sản.  

Với những thành tựu trong lĩnh vực địa chất khoáng sản, Việt Nam mong muốn tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ và dịch vụ hiện đại cho các mỏ và nhà máy điện như hệ thống quản lý chất lượng than, hệ thống ảnh nhiệt, thiết bị điện cho các đơn vị khai thác, thiết kế mỏ ngầm và hệ thống vận tải, máy có bánh xe và đường ray, dụng cụ cầm tay thủy lực, dây thừng và cần cẩu, cũng như toàn bộ nhà máy xử lý quặng và than đang được vận hành và phát huy hiệu quả tại Cộng hòa Séc.

Ngoài ra, một số công ty tại quốc gia này đang triển khai hệ thống quản lý chất lượng và phân tích than trực tuyến. Theo đó, sử dụng máy phân tích chất lượng nhiên liệu trực tuyến, máy lấy mẫu nhiên liệu tự động, hình ảnh nhiệt và hệ thống camera quan sát để đảm bảo an ninh cho toàn bộ hoạt động khai thác than bao gồm cả phần mềm điều khiển đều do các đơn vị tự phát triển.

 Hệ thống quản lý chất lượng than được quy định một cách chính xác, chất lượng và nhiệt trị không đổi của than là một thông số rất quan trọng đối với hầu hết các quá trình sử dụng than hoặc nguyên liệu thô làm nguyên liệu chính. 

Ảnh minh họa 

Vừa qua, tại Hội thảo “Công nghệ tiên tiến của Cộng hòa Séc trong điều tra cơ bản về địa chất và khai khoáng”, các công ty của Cộng hòa Séc cũng có những chia sẻ về công nghệ thăm dò khai khoáng phức hợp và khoáng sản ẩn, sâu bằng phương pháp địa vật lý; giải pháp khai thác mỏ toàn cầu; công nghệ xử lý, vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu; công nghệ sử dụng dây thép chất lượng cao đa ứng dụng trong khai thác khoáng sản ẩn và sâu; hệ thống điện tổng hợp trong các khu khai khoáng hiện đại. 

Trước đó, hai quốc gia đã tiến đến biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc trong lĩnh vực điều tra địa chất, được ký vào ngày 17/4/2019 tại Praha, Cộng hòa Séc. Dự án Khoáng sản Công nghiệp Cộng hòa Séc - Việt, được thực hiện từ năm 2006 đến 2014. Dự án này đã góp phần phát hiện mỏ cát thủy tinh lớn nhất ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và một số mỏ cao lanh có tiềm năng đáng kể ở tỉnh Phú Thọ. Các thử nghiệm công nghệ đã chứng minh sự phù hợp của những loại cát thạch anh này cho cả việc sản xuất kính chắn gió phẳng và cũng để sản xuất thủy tinh pha lê barium. 

Thời gian tới, Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam mong muốn Cộng hòa Séc tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và có những ý kiến đóng góp quý báu về cách tiếp cận để hợp tác bền vững trong công nghệ thăm dò và chế biến khoáng sản tại Việt Nam.

 

 

 

Nguyễn Mai

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline