Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Thúc đẩy công tác bảo tồn loài hổ tại Việt Nam

Thứ bảy, 22/01/2022 21:01

TMO - Hơn 30 năm qua, quần thể hổ đã suy giảm một cách đáng kể tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Liên minh Bảo tồn Hổ Quốc tế (ITC) ước tính chỉ còn khoảng 3.900 cá thể hổ hoang dã trên thế giới.

Theo số liệu cập nhật năm 2016 của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), Việt Nam ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên, chủ yếu phân bố ở khu vực biên giới miền Trung và Tây Bắc. Năm 2010, Việt Nam đã mất đi cá thể tê giác cuối cùng và nhiều nhà khoa học tin rằng loài hổ sẽ có khả năng cao là loài động vật tiếp theo bị tuyên bố tuyệt chủng tại Việt Nam.

Trong khi các quốc gia khác đã đạt được thành công nhất định trong việc gia tăng số lượng hổ hoang dã như ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Nga và Trung Quốc, giúp đưa số lượng hổ trên toàn cầu từ khoảng 3.200 cá thể (năm 2010) lên ít nhất 3.890 cá thể (năm 2016), Việt Nam đang phải đối diện với khả năng hổ đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

Hổ Đông Dương là loài bản địa tại Việt Nam

Những năm gần đây hoạt động nuôi nhốt hổ “không vì mục đích thương mại” do các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tai Việt Nam lại đang phát triển rất mạnh với số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tăng dần qua các năm.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), trong hơn 10 năm qua, số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại Việt Nam đã tăng mạnh từ 97 cá thể (năm 2010) lên tới 364 cá thể (2021) tại 22 cơ sở, chủ yếu là các trang trại và sở thú tư nhân. Dù tất cả các cơ sở này đều đã được đăng ký hoặc đặt dưới sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nuôi hổ “không vì mục đích thương mại” nhưng đối chiếu với các điều kiện và mục tiêu của hoạt động “nuôi hổ bảo tồn”, ENV cho rằng không có bất cứ cơ sở nào trong những cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam đang thực hiện hoạt động này.

Bởi lẽ, nuôi hổ để bảo tồn là một quá trình lâu dài, tốn kém và đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể cũng như đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước có nước có thẩm quyền để đảm bảo hổ được nuôi nhốt phải có nguồn gen thuần chủng của phân loài hổ Đông Dương; hổ cần phải có sức khỏe đảm bảo, mang đầy đủ bản năng tự nhiên cũng như xác định được môi trường tái thả và kế hoạch tái thả phù hợp.

Hoạt động nuôi nhốt hổ không vì mục đích thương mại cần đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, hoạt động nuôi nhốt hổ “không vì mục đích thương mại” sẽ có thể được coi là nguồn cho công tác bảo tồn hổ ngoại vi nếu được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc thiếu các quy định toàn diện để quản lý hoạt động này không những khiến cho hoạt động này phát triển một cách mất kiểm soát mà sẽ là cơ hội cho các đối tượng buôn bán động vật hoang dã trái phép lợi dụng, núp bóng cơ sở được cấp phép để lén lút mua bán, trao đổi hổ và các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khác vì mục đích lợi nhuận.”.

Vì thế, việc thắt chặt quản lý của các cơ sở nuôi nhốt hổ “không vì mục đích thương mại” là vô cùng cần thiết, không chỉ để đảm bảo hoạt động này góp phần cho công tác “bảo tồn” hổ trong tự nhiên tại Việt Nam mà còn thực hiện hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên từ năm 1994. Cần Điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi (thực hiện qua hồ sơ gen, hình ảnh, gắn chip điện tử và gắn thẻ đánh dấu.

Trước mắt, cần ban hành một chính sách cá biệt với hoạt động nuôi nhốt hổ trong đó có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, cũng như xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào bất kỳ hoạt động buôn bán động vật hoangdã.

Về lâu dài, cần xem xét xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng để quản lý toàn diện hoạt động của các cơ sở nuôi động vật hoang dã không vì mục đích thương mại trong đó có các cơ sở nuôi nhốt hổ để tạo tiền đề cho hoạt động của các cơ sở hợp pháp cũng như ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng vỏ bọc “cơ sở nuôi hổ không vì mục đích thương mại” để thực hiện các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline