Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 06:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Bảo vệ các loài thủy sản, chim di cư tại khu vực sông Đầm

Thứ ba, 01/04/2025 14:04

TMO - UBND TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) yêu cầu các địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước khu vực sông Đầm, trong đó chú trọng bảo vệ các loài thủy sản và chim di cư.

Khu vực sông Đầm (thuộc xã Tam Thăng và phường An Phú, thành phố Tam Kỳ) có hệ sinh thái độc đáo và đặc sắc, với tổng diện tích hơn 650 ha, trong đó, có khoảng 200 ha mặt nước.  Qua khảo sát, đánh giá của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, khu vực sông Đầm có 295 loại động vật; trong đó, có 33 loài cá, 16 loài bò sát, ếch, nhái và 31 loài chim. Nơi đây, có loài cò nhạn nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 211 loài côn trùng… Khu vực sông Đầm còn có hệ thực vật hết sức đa dạng và phong phú, với 170 loài thực vật, 74 họ khác nhau…

Thời gian qua, nhờ triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, công tác bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước khu vực sông Đầm đạt được nhiều kết quả tích cực: diện tích cây xanh tăng lên, nguồn lợi thủy sản đang dần phục hồi rõ nét. Đặc biệt là sự xuất hiện của khá nhiều loài chim di cư về sông Đầm, trong đó có những loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam như cò nhạn (cò ốc). Từ đầu năm đến nay, nhiều cá thể cò nhạn đã trở về sông Đầm trong đầu mùa chim di cư.

Cò nhạn (cò ốc) nằm trong Sách đỏ Việt Nam từng di cư về sông Đầm để trú ngụ và tìm mồi. Ảnh: ĐK. 

Theo UBND TP.Tam Kỳ, những năm qua, thành phố luôn chú trọng đến công tác bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên hồ sông Đầm; đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các loài chim hoang dã, nhất là kiểm soát nguồn nước đầu vào sông Đầm gắn với phát triển sinh kế của người dân khu vực thành phố đã trồng cây xanh phục hồi hệ sinh thái và đa dạng sinh học sông Đầm với nhiều chủng loại cây bản địa; bổ sung các loại tôm, cá để làm đa dạng thêm nguồn lợi thủy sản tại khu vực này. 

Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp dùng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép, săn bắt các loài chim hoang dã và di cư tại sông Đầm. UBND xã Tam Thăng vận động nhân dân tình nguyện bàn giao hơn 20 ha đất để trồng và phát triển cây xanh. Bước đầu, việc bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái sông Đầm đạt kết quả đáng ghi nhận; diện tích cây xanh tăng lên, dòng sông trong lành hơn, nguồn lợi thủy sản dần phục hồi, các loài chim ngày càng nhiều hơn.

UBND TP. Tam Kỳ yêu cầu các địa phương triển khai các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái tại khu vực sông Đầm. Ảnh: ĐK. 

Để phát huy các kết quả đạt được, UBND TP.Tam Kỳ yêu cầu Công an các địa phương Tam Thăng, Tam Phú, An Phú ra quân, đẩy mạnh truy quét đánh bắt thủy sản sử dụng xung kích điện, công cụ tận diệt, săn bắt, bẫy chim trời tại khu vực Sông Đầm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Chính quyền các xã Tam Thăng, Tam Phú, phường An Phú tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân địa phương nói không với việc đánh bắt thủy sản sử dụng xung kích điện, công cụ tận diệt, săn bắt, bẫy chim trời. Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, các tổ tự quản trong việc bảo vệ môi trường, phục hồi, phát triển hệ sinh thái Sông Đầm.

Đối với UNBD xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ yêu cầu khẩn trương quy hoạch, bố trí, sắp xếp các chươm, rớ trên Sông Đầm theo đúng các chỉ đạo trước đây của thành phố; đảm bảo không ảnh hưởng đến mặt nước, không ảnh hưởng đến lối di chuyển và cảnh quan, mỹ quan trên sông cũng như làm hạn chế sự phát triển các loại thủy sản. Ngoài ra, yêu cầu các hộ nuôi lồng bè trong khu vực Sông Đầm di chuyển ra khỏi khu vực nhằm đảm bảo cảnh quan nuôi trồng và ngăn ngừa nguy cơ phát triển, xâm lấn của các loài thủy sản ngoại lai.

Theo phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030 Quảng Nam sẽ quy hoạch 3 vùng đất ngập nước quan trọng; trong đó có vùng đất ngập nước Bãi Sậy - Sông Đầm.

Quy hoạch chung TP.Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng khẳng định Sông Đầm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đô thị sinh thái. Nhiều giải pháp bảo vệ hệ sinh thái khu vực này đã và đang được triển khai. Địa phương này đã từng bước tiến hành khảo sát, xây dựng hồ sơ trình thẩm định, thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo đúng tiến độ; làm cơ sở để triển khai các kế hoạch, hoạt động bảo tồn. 

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline