Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 23:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ bảy, 22/02/2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào danh mục công trình liên quan đến an ninh quốc gia

Thứ năm, 05/12/2024 06:12

TMO - Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định đưa 3 công trình thuỷ lợi bao gồm hồ chứa nước Cửa Đạt (tỉnh Thanh Hóa); hồ chứa nước Tả Trạch (tỉnh Thừa Thiên - Huế); hồ chứa nước Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước) vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Cụ thể, tại Quyết định số 1502/QĐ-TTg về việc đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đã nêu rõ, về công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, đối với đập chính, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60. Đối với đập tràn, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ đầu kênh dẫn thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu và vai tràn theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60. Đối với đập phụ, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ DC01 đến DC32, từ HC01 đến HC42 và từ BT01 đến BT18.

Phạm vi bảo vệ đối với cống lấy nước, phía thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng về phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu về phía hạ lưu. Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là từ cao trình đỉnh đập +121,3 m xuống cao trình 0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).

Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Cửa Đạt, phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,84 km2 ứng với cao trình đỉnh đập là +121,3 m trở xuống phía lòng hồ.

Về công trình hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đối với đập chính, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-69 đến KDC-ANQG-9. Đối với đập tràn, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ mép ngoài các trụ pin về phía lòng hồ; phía hạ lưu tràn xả lũ theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ KDC-ANQG-1 đến ANQG-65.

Đối với đập phụ, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập trở ra gồm các mốc từ PC-1 đến PC-50 và từ PC71 đến PC-90.

Tuyến đường ống Tuynen sẽ theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-66 đến ANQG-68. Cống lấy nước dưới đập phụ 4 và kênh dẫn được bảo vệ cụ thể như sau, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu trở ra.

Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ từ cao trình đỉnh đập +55 m xuống code +0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối). Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Tả Trạch: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,3 km2 ứng với cao trình +53 m trở xuống phía lòng hồ.

Hồ chứa nước Dầu Tiếng là 1 trong 3 công trình thuỷ lợi thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. (Ảnh minh hoạ).

Về công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, đối với đập chính, phía thượng lưu và hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập trở ra. Đối với đập tràn, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ tường cánh về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ tường cánh tràn xả lũ, 50m tính từ vai tràn trở ra mỗi bên. Đối với đập phụ, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, đo theo khoảng cách thực tế từ chân đập hạ lưu đến hết mép đường nhựa ĐT781.

Cống lấy nước số 1, 2, 3: Thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh trở ra; chiều rộng khu vực bảo vệ cách chân mái ngoài kênh chính ra mỗi bên là 5 m. Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là 40 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối). Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Dầu Tiếng: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 270 km2 ứng với mực nước dâng bình thường là +24,4 m trở xuống phía lòng hồ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ, đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình.

Đồng thời triển khai lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn cho công trình trong quá trình quản lý, khai thác. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Việc cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20-4-2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14-11-2019 của Chính phủ xử lý vướng mắc về quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; dự toán kinh phí, cắm mốc bổ sung (nếu cần) phạm vi hành lang bảo vệ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan cấp giấy phép và quản lý các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về thủy lợi, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, tài nguyên nước, môi trường và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14-11-2019 của Chính phủ.

Quyết định số 1502/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 166/QĐ-TTg, ngày 7/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa 3 công trình thuỷ lợi vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

 

 Đức Cảnh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline