Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Tháo gỡ vướng mắc về quản lý, cấp phép khai thác cát biển

Thứ năm, 13/06/2024 14:06

TMO - Trong quá trình triển khai thực hiện, rà soát về cơ sở pháp lý, tỉnh Sóc Trăng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc quản lý, cấp phép khai thác cát biển để thay thế cát sông san lấp công trình xây dựng. 

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có buổi làm việc với Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải) về những vướng mắc trong cấp quyền khai thác mỏ cát biển để làm đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, đơn vị được Bộ GTVT giao nhiệm vụ triển khai thi công thí điểm mở rộng cát biển tại dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (trên cơ sở thí điểm trước đó tại ĐT 978 thuộc dự án thành phần Hậu Giang – Cà Mau).

Thời gian qua, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và nhà thầu đã làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng để được hỗ trợ khảo sát và triển khai các thủ tục cấp quyền khai thác mỏ cát biển theo cơ chế đặc thù. Để thực hiện công tác khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát biển để khai thác, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã giới thiệu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C là đơn vị đầu mối, thay mặt các nhà thầu làm việc với địa phương thực hiện các thủ tục cấp quyền khai thác theo quy định.

Tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Chính phủ, Bộ TN&MT tháo gỡ khó khăn về quản lý, cấp phép khai thác cát biển trên địa bàn tỉnh.  

Đến nay, việc khảo sát, hoàn thiện hồ sơ đăng ký khu vực, trữ lượng khai thác mỏ cát biển theo hướng dẫn của Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành. Đối với phạm vi sử dụng, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cùng với các nhà thầu xác định phạm vi có thể sử dụng cát biển (qua tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau) thuộc dự án Hậu Giang – Cà Mau với tổng nhu cầu khối lượng cát biển sử dụng khoảng 6 triệu m3. Mặc dù hồ sơ đã được nhà thầu thực hiện đầy đủ theo quy định nhưng đến nay vẫn chưa được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp bản xác nhận nên chưa thể khai thác cát biển.  

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Sóc Trăng rất quan tâm đến vấn đề cấp bản xác nhận khai thác cát biển thế nhưng địa phương đang gặp phải nhiều vướng mắc. Theo lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, đối chiếu theo các quy định hiện hành, hiện nay đã giao thẩm quyền cho UBND tỉnh cấp phép khai thác cát biển làm việc liệu thông thường. Thế nhưng, phạm vi quản lý và trách nhiệm trên vùng biển của địa phương chỉ trong 6 hải lý (tính từ bờ). 

Trong khi đó, khu vực mỏ cát biển B1 được xác định nằm cách bờ khoảng 11 hải lý, do đó đã nằm ngoài thẩm quyền cấp phép của Sóc Trăng. Ngoài những vướng mắc nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng còn cho biết, địa phương không có tàu bè ra được khu vực mỏ cát biển B1, bởi nó nằm cách đất liền hơn 20km (tương đương khoảng 11 hải lý). Do đó, việc quản lý, giám sát khai thác cát biển rất khó khăn, nhất là ban đêm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn hướng dẫn về quản lý, cấp phép khai thác cát biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù (Ảnh minh họa). 

Trước những vướng mắc về quản lý, cấp phép khai thác cát biển của tỉnh Sóc Trăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn 3766 hướng dẫn về quản lý, cấp phép khai thác cát biển phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo nghị quyết của Quốc hội. Văn bản này để trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Sóc Trăng trước đó về khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc quản lý, cấp phép khai thác cát biển cho các dự án trọng điểm, và chỉ đạo của Chính phủ. 

Bộ TN&MT cho rằng, về thẩm quyền cấp phép khai thác cát biển: Cát biển dùng san lấp mặt bằng là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thuộc thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác của UBND cấp tỉnh (theo Điều 82 Luật Khoáng sản); không phụ thuộc phạm vi trong hay ngoài 6 hải lý tính từ bờ biển. Như vậy, địa phương được cấp phép thăm dò, khai thác cát biển để san lấp mặt bằng cả trong và ngoài phạm vi vùng biển được phân cấp cho địa phương trực tiếp quản lý. Hiện vùng biển 6 hải lý (tương đương hơn 11,1km) tính từ bờ đất liền ra được phân cấp cho địa phương quản lý.

Về giao khu vực biển để khai thác cát, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) đã có hướng dẫn vào tháng 5 vừa qua gửi UBND tỉnh Sóc Trăng, trong đó làm rõ thành phần hồ sơ đề nghị và các nội dung liên quan. Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng căn cứ các nội dung trên để xem xét, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan nghiên cứu, sớm triển khai thực hiện, đáp ứng tiến độ cung cấp cát cho các dự án trọng điểm.  

 

 

Bích Ngọc 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline