Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 00:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Tháo gỡ vướng mắc trong phân lô, tách thửa, kinh doanh bất động sản

Thứ ba, 21/03/2023 04:03

TMO - UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, phân loại và xử lý đối với các khu vực, diện tích đất hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất, làm đường giao thông và tách thửa hình thành các khu, điểm dân cư mới (thực chất đây là các dự án kinh doanh bất động sản) trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản theo đúng quy định; tuyệt đối không để hình thành các khu dân cư, dự án bất động sản trái phép, không phù hợp với các quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị). Đồng thời khẩn trương tổ chức rà soát, lập, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn theo thẩm quyền; trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Trong đó, riêng đối với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cấp huyện phải hoàn thành việc thẩm định, trình UBND tỉnh trước 31.3.2023. Đối với khu vực, diện tích đất hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất, làm đường giao thông và thửa hình thành các khu, điểm dân cư (thực chất đây là các dự án kinh doanh bất động sản) thì các huyện, thành phố cần rà soát, phân loại và xử lý tùy theo hiện trạng.

UBND tỉnh Lâm Đồng kiên quyết  không điều chỉnh quy hoạch để hợp thức hóa sai phạm về “phân lô, tách thửa”. 

Đối với khu vực, diện tích đất phù hợp các quy hoạch hiện nay thì hướng dẫn doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, có đất tách thửa thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và lập dự án đầu tư trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, đối với khu vực, diện tích chỉ phù hợp với một trong các quy hoạch hiện nay (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị) mà địa phương có định hướng, dự kiến quy hoạch khu, điểm dân cư mới thì dừng các hợp đồng chuyển mục đích sử dụng đất, san gạt mặt bằng, đầu tư xây dựng, thực hiện đầy đủ trình tự hồ sơ, thủ tục để xử lý vi phạm hành chính về đất, đai, xây dựng, quy hoạch, đầu tư, bất động sản, phát triển nhà ở (nếu có)...

Bên cạnh đó, đối với khu vực, diện tích đất không phù hợp với các quy hoạch thì thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở theo quy định. Không điều chỉnh quy hoạch để hợp thức hóa hồ sơ sai phạm, đảm bảo sự nghiêm minh trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải căn cứ quy định của pháp luật hiện hành để hướng dẫn UBND các huyện, thành phố (trong tháng 3/2023) hướng xử lý vi phạm trong việc hiến đất, làm đường giao thông, tách thửa, kinh doanh bất động sản trái quy định trên địa bàn. Kiểm tra, rà soát các trường hợp hộ gia đình, cá nhân hiến đất, làm đường giao thông và tách thửa trên địa bàn. 

Từ đó đánh giá, xác định các trường hợp nào thuộc trường hợp hình thành các khu, điểm dân cư mới, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh trước 31/3 xem xét, chỉ đạo; đồng thời rà soát báo cáo, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh cho phù hợp. Tiếp tục giải quyết các trường hợp hiến đất làm đường đối với các trường hợp đường giao thông dự kiến phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch chung nông thôn mới đã được phê duyệt.

Lâm Đồng là một trong những “điểm nóng” của tình trạng núp bóng hiến đất làm đường để phân lô tách thửa mà hệ lụy kéo dài suốt nhiều năm nay. Tình trạng này xảy ra chủ yếu vào những năm 2018 – 2021 và nghiêm trọng nhất là trên địa bàn thành phố Bảo Lộc. Qua công tác điều tra, thanh kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện hơn 3.800 trường hợp (hồ sơ) tách thửa và tách thành hàng vạn thửa mới với tổng diện tích trên 1.200 ha.

Đầu năm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thông báo tạm dừng việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, vừa qua trên địa bàn tỉnh có một số trường hợp hiến đất làm đường giao thông mới, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. Nhưng thực chất là hình thành các khu, điểm dân cư mới và giới thiệu, quảng cáo, giao dịch tương tự các dự án bất động sản gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

 

 

Đức Cường

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline