Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 15:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Tháo gỡ vướng mắc trong chi trả kinh phí từ bán tín chỉ carbon rừng

Thứ năm, 10/10/2024 07:10

TMO - Thanh Hóa là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm bán tín chỉ carbon vùng Bắc Trung Bộ. Đây là cơ hội giúp người dân trên địa bàn tỉnh gắn bó với rừng có thêm thu nhập, là động lực để người dân nâng cao trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, quá trình chi trả tiền bán tín chỉ carbon vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.  

Lợi ích kép

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có tổng diện tích rừng là 647.437 ha chiếm 53% diện tích đất tự nhiên, trong đó có hơn 393.000ha rừng tự nhiên được chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA).

Thanh Hóa hiện có hơn 393.000ha rừng tự nhiên được chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. (Ảnh: Hoài Thu). 

Việc bán tín chỉ carbon, sinh lời từ việc giữ rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng. Từ đó, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, tác dụng của rừng, đồng thời, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.

Là một trong những người lâu năm gắn bó với nghề rừng, ông Hoàng Văn Tiếp, thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân, huyện Như Xuân chia sẻ: Gia đình ông hiện đang tham gia bảo vệ hơn 31ha rừng. Đầu năm 2024, ông Tiếp nhận được hơn 4 triệu đồng từ việc bán tín chỉ carbon. Số tiền tuy không lớn, nhưng ông Tiếp cho rằng, đó là động lực giúp ông cũng như nhiều người dân khác bảo vệ rừng tốt hơn. Ngoài việc được hỗ trợ gạo, tiền để dân bảo vệ khoanh nuôi rừng, ông cũng như nhiều người trồng, bảo vệ rừng nơi đây chưa bao giờ nghĩ sẽ được nhận thêm khoản tiền này.

Mỗi chuyến thăm rừng, những người như ông Tiếp phải đi bộ hàng chục km, vượt qua bao nhiêu dốc cao, suối sâu. Thậm chí, chuyện đối đầu với lâm tặc cũng không phải là hiếm. Trong quá trình thăm rừng, nếu phát hiện người lạ hoặc rừng có dấu hiệu bị xâm phạm sẽ thực hiện ngăn chặn, đẩy đuổi, trình báo cơ quan chức năng xử lý kịp thời.

Ông Tiếp cũng như các hộ dân có trách nhiệm bảo vệ rừng, không chặt phá, đốt cháy, khai thác trái phép; không bẫy, săn, bắt động vật trong rừng; không phát rừng làm nương rẫy; từng hộ phải có biện pháp chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô… để bảo vệ “lá phổi xanh” của đại ngàn.

Lực lượng chức năng Thanh Hóa luôn đồng hành cũng người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. (Ảnh: Hoài Thu). 

Ông Lục Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Quân, huyện Như Xuân cho biết: Toàn xã hiện có hơn 2.400ha rừng tự nhiên, được giao cho 215 hộ trông coi, bảo vệ, đủ tiêu chuẩn bán tín chỉ carbon. Năm 2023, trung bình 1ha rừng sẽ được chi trả hơn 130.000 đồng, với hơn 2.400ha, người dân xã Thanh Quân đã thu về khoảng hơn 300 triệu đồng từ việc bán tín chỉ carbon.

Cùng với quyền lợi được thụ hưởng từ việc bán tín chỉ carbon, trách nhiệm của người dân với rừng cũng lớn hơn. Nếu để xảy ra tình trạng rừng bị tàn phá, xâm phạm, chủ rừng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Được biết, toàn huyện Như Xuân hiện có khoảng hơn 29.000ha rừng tự nhiên được chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ, thu về hơn 3,7 tỷ đồng. Có 1.112 hộ dân và 6 chủ rừng nhà nước, 6 UBND cấp xã trên địa bàn huyện được nhận tiền từ bán tín chỉ carbon.

Còn nhiều khó khăn, bất cập

Theo quy định của Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, nguồn ERPA không được chồng chéo với nguồn ngân sách nhà nước. Do đó, các chủ rừng đang  gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định các nhiệm vụ, hoạt động ERPA.  

Vấn đề đặt ra là, chủ đầu tư có được tự phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình lâm sinh không? Theo quy định của Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT tại Điều 7, Công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư thì ủy quyền cho Sở NN&PTNT chủ trì thẩm định và Điều 8, Công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách tự phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách. Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ lại không phải là vốn đầu tư công vốn ngân sách nhà nước.  

Các chủ rừng ở Thanh Hóa đang gặp khó khăn, vướng mắc khi giải ngân tiền bán tín chỉ carbon. (Ảnh: Hoài Thu).  

Việc thực hiện biện pháp lâm sinh (trồng rừng) theo quy định thực hiện trong 4 năm (gồm 01 năm trồng và 03 năm chăm sóc). Tuy nhiên, kế hoạch tài chính của chủ rừng tổ chức được phê duyệt từng năm, nên chưa xác định được khối lượng, dự toán kinh phí thực hiện biện pháp lâm sinh tại năm thứ nhất để thực hiện.

Mặt khác, đối với việc lập kế hoạch tài chính ERPA năm 2024: Tại tỉnh Thanh Hoá thì việc chuyển nguồn kinh phí năm 2023 sang năm 2024 để sử dụng được lập và trình đồng thời với kế hoạch tài chính ERPA năm 2024. Tuy nhiên, theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP thời gian lập, điều chỉnh báo cáo quyết toán tại Quỹ tỉnh và các chủ rừng là tổ chức, UBND xã đến ngày 30/6 năm sau. Đến nay, Quỹ tỉnh và một số chủ rừng mới thực hiện xét duyệt quyết toán xong. Do đó, Kế hoạch tài chính 2024 trình phê duyệt chậm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung kế hoạch năm 2024, trong khi thời gian còn lại của năm không còn nhiều.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng quản lý Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa), cho biết: Năm 2023, toàn tỉnh có gần 25.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; 336 chủ rừng là cộng đồng; 39 chủ rừng là tổ chức; 61 chủ rừng là UBND cấp xã trong diện được chi trả tiền bán tín chỉ carbon. 

Cuối năm 2023, quỹ này đã chuyển gần 49 tỷ đồng đến các trường hợp được hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon. Trong số đó, hơn 4 tỷ đồng là kinh phí quản lý. Hơn 23 tỷ đồng chi trả cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, chủ rừng cộng đồng. Việc chi trả cho các hộ gia đình thuận lợi, tiền bán tín chỉ phát huy hiệu quả. Hơn 22 tỷ đồng được quỹ chuyển về tài khoản của các chủ rừng tổ chức, chủ rừng nhà nước, UBND xã. Hiện tại, số tiền này chưa thể giải ngân, thực hiện các hoạt động sinh kế, biện pháp lâm sinh.

Bán tín chỉ carbon đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, tác dụng của rừng, đồng thời, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống. (Ảnh: Hoài Thu).

Được biết, tại Thanh Hóa, tổng thu từ ERPA có lũy kế thu từ 03/10/2023 đến 30/09/2024 là 162.774.427.079 đồng. Trong đó, thu điều phối từ Quỹ Trung ương là 162.528.520.110 đồng, thu lãi tiền gửi là 245.906.969 đồng.

Việc giải ngân tiền ERPA tại Quỹ tỉnh, kế hoạch tài chính năm 2023 được duyệt là 5.261.358.325 đồng. Luỹ kế số tiền đã chi đến thời điểm báo cáo là 2.468.876.559 đồng. Chi giải ngân cho chủ rừng: Kế hoạch tài chính năm 2023 được duyệt là 47.352.224.931 đồng. Luỹ kế số tiền đã chi đến thời điểm báo cáo là 46.521.158.490 đồng…

Thanh Hóa là một trong 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện thí điểm, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính. Bán tín chỉ carbon có ý nghĩa lớn trong việc tăng nguồn thu nhập cho các chủ rừng; hỗ trợ sinh kế cho các nhóm cộng đồng; hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; giảm áp lực phá rừng, khai thác rừng, buôn bán lâm sản trái phép; làm giàu rừng, phát triển rừng bền vững, góp phần vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây cũng là tiền đề cho việc phát triển đề án bán tín chỉ carbon rừng.

Hiện tỉnh Thanh Hóa cũng đã có những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên. 

 

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline