Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng triển khai các dự án điện

Thứ bảy, 07/10/2023 07:10

TMO - Những năm qua, nhiều dự án lưới điện được tập trung đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Địa phương này đang triển khai nhiều giải pháp, tăng cường phối hợp cùng ngành điện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt bằng cho các dự án điện trên địa bàn.

Công nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cuộc sống của người dân cũng được nâng lên. Nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn Vĩnh Phúc không ngừng tăng qua từng năm. Những năm gần đây, với nhiều cơ chế chính sách hợp lý, cùng sự đổi mới, cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư ngày càng chuyển biến tích cực, đã giúp Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư, nhất là vào khu công nghiệp.

Thống kê cho thấy, trong 9 tháng của năm 2023, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 29 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 35 lượt dự án, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 467,87 triệu USD và 5.881,3 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/9/2023, số dự án còn hiệu lực đầu tư trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc là 468 dự án, gồm 107 dự án đầu tư DDI với tổng vốn đầu tư 32.454,25 tỷ đồng; 361 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6.266,94 triệu USD. Hiện có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện tại, tỉnh Vĩnh Phúc được cấp điện từ trạm biến áp (TBA) 220 kV Vĩnh Yên (2x250 MVA), Vĩnh Tường (1x250 MVA) và các đường dây 110 kV liên kết với lưới điện thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Lưới điện 110 kV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 12 TBA với tổng công suất đặt là 1.327 MVA. Tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng phụ tải cao của miền Bắc, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 14,27%/năm, giai đoạn 2021-2022, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,23%/năm.

Sản lượng điện thương phẩm năm 2023 dự kiến đạt hơn 4 tỷ kWh, tăng 4,18% so với năm 2022. Dự kiến năm 2024 với tăng trưởng tự nhiên và phụ tải mới đi vào vận hành đúng tiến độ Pmax, toàn tỉnh đạt mức 950MW với phương án cơ sở và mức 1.000MW với phương án cao. Theo đó, tình hình cung cấp điện trên địa bàn tỉnh thời gian tới hết sức khó khăn, có nguy cơ cao phải tiết giảm điện năng vào mùa nắng nóng năm 2024.

Để đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực lân cận trong thời gian tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đang triển khai công tác đầu tư xây dựng hàng loạt công trình như: Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên và mở rộng ngăn lộ 500 kV tại TBA 500kV Vĩnh Yên; Dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối; Dự án TBA 220kV Bá Thiện và đường dây 220kV Việt Trì – Tam Dương – Bá Thiện...

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng, EVN và các đơn vị thành viên gặp phải các khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, nhiều dự án gặp khó khăn trong thỏa thuận tuyến đường dây, vị trí trạm biến áp như: Dự án Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối, TBA 220 kV Bá Thiện và đường dây 220 kV Việt Trì – Tam Dương – Bá Thiện, TBA 220 kV Mê Linh và đấu nối đường dây 220 kV Mê Linh - Bá Thiện, đường dây 500 kV Tây Hà Nội - Vĩnh Yên. Trong bồi thường giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn như: Dự án TBA 500 kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối, TBA 220 kV Bá Thiện và đường dây 220 kV Việt Trì – Tam Dương – Bá Thiện.

Đối với Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/05/2023, tuy nhiên hiện mới chỉ có cơ sở tiếp tục thực hiện các dự án chuyển tiếp từ Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đối với Quy hoạch tỉnh, EVN đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các đơn vị liên quan cập nhật, bổ sung và hiệu chỉnh các nội dung góp ý của EVN vào Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc. 

Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp, tăng cường phối hợp cùng ngành điện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt bằng cho các dự án điện trên địa bàn. Ảnh: ĐC. 

Để thực hiện được chương trình đầu tư các dự án điện theo quy hoạch được duyệt, hoàn thành nhiệm vụ cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, EVN, EVNNPT đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ EVN và các đơn vị thành viên trong công tác đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, các đơn vị của ngành điện trong công tác lập, trình, thẩm định Quy hoạch tỉnh và xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc (trong đó có danh mục các dự án điện, kế hoạch sử dụng đất,...) trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để có căn cứ thực hiện, trong đó đề xuất các có cơ chế để thuận tiện trong quá trình triển khai, hạn chế phải điều chỉnh quy hoạch. UBND tỉnh hỗ trợ EVNNPT và các đơn vị ngành điện trong công tác chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đối với các dự án lưới điện theo quy định của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.

Đồng thời chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện tạo điều kiện và hỗ trợ EVNNPT và các đơn vị ngành Điện trong công tác thỏa thuận hướng tuyến đường dây và vị trí trạm biến áp, bồi thường giải phóng mặt bằng theo mục tiêu tiến độ yêu cầu, đảm bảo đủ quỹ đất cho các công trình điện để thực hiện đầu tư theo quy hoạch được duyệt.

Việc đảm bảo cung ứng điện cho tỉnh trong giai đoạn tới là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, bởi có điện mới thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút được đầu tư. Vì vậy tỉnh Vĩnh Phúc cam kết sẽ vào cuộc quyết liệt để gỡ vướng mắc cho dự án điện Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung, chủ động, linh hoạt trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án lưới điện đang triển khai trên địa bàn; thường xuyên báo cáo các vướng mắc của từng dự án để lãnh đạo UBND tỉnh giải quyết kịp thời, dứt điểm.

Sở Công Thương chủ trì đầu mối phối hợp với các đơn vị ngành Điện xây dựng kế hoạch chi tiết, tổng thể các dự án, những khó khăn vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết để tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh giải quyết, nhất là những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Sở TN&MT Vĩnh Phúc tham mưu tất cả những vấn đề vướng mắc liên quan đến thủ tục đất đai, xác định giá đất… Các Sở, ngành khác thực hiện với trách nhiệm cao nhất trong chức năng nhiệm vụ của mình. Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy của tỉnh Vĩnh Phúc phải xác định giải quyết vướng mắc đối với các dự án điện là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng nên tập trung nguồn lực cố gắng giải quyết dứt điểm vướng mắc của địa phương trong tháng 10/2023. 

 

 

Mạnh Dũng 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline