Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 12:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện khí

Thứ hai, 01/04/2024 08:04

TMO - Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), đến năm 2030, Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển 30.000 MW điện khí. Do đó, việc tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai các dự án điện khí là rất cần thiết. 

Thông tin từ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, theo Quy hoạch điện VIII, các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 23 dự án, trong đó dự án sử dụng khí trong nước là 10 dự án, dự án điện sử dụng LNG là 13. Đến thời điểm hiện tại, 1 nhà máy đã đưa vào vận hành là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW). 2 dự án đang xây dựng là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (tổng công suất 1.624 MW) và Nhà máy điện LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (công suất 1.200 MW).

Các dự án nhà máy điện sử dụng khí trong nước đều đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong đó, Dự án Ô Môn II công suất 1.050 MW đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án; Dự án Ô Môn IV, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh. Trong số các nhà máy điện sử dụng LNG, hiện còn 3 dự án chưa lựa chọn được chủ đầu tư là Nghi Sơn, Cà Ná, Quỳnh Lập (dự án Nghi Sơn đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư). Các nhà máy điện còn lại đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Một số dự án đã trình báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) tới Bộ Công Thương để thẩm định, phê duyệt và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có văn bản gửi các chủ đầu tư yêu cầu hoàn thiện hồ sơ FS như Sơn Mỹ I, II, Quảng Ninh, Hải Lăng giai đoạn 1. Dự án LNG Bạc Liêu và LNG Long An (I và II) đã được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư. Các dự án đang đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN bao gồm: Nhơn Trạch 3 và 4, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn II, Bạc Liêu. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, các dự án này đều có các vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa thể ký được Hợp đồng PPA làm cơ sở để các chủ đầu tư thu xếp vốn cho dự án.

Trong quá trình triển khai nhiều dự án điện khí gặp vướng mắc cần được tháo gỡ để đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo Quy hoạch điện VIII (Ảnh minh họa). 

Trên cơ sở thực tiễn chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện nói chung và điện khí nói riêng, tiến độ xây dựng của các tổ máy tuabin khí chu trình kết hợp, từ khi được giao chủ đầu tư đến khi đưa vào vận hành thương mại cần ít nhất 7,5 năm. Các dự án điện khí có thể đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030, gồm: Các dự án điện trong Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Hiệp Phước. Tổng công suất các dự án đưa vào vận hành trước năm 2030 là 6.634 MW. Trong khi đó, các dự án còn lại chỉ có thể đưa vào vận hành đến năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán Hợp đồng PPA và thu xếp vốn vay trước năm 2027. Các dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện (Lô B, Cá Voi Xanh) còn phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn để đảm bảo hiệu quả chung của cả chuỗi dự án.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư và địa phương có dự án, trong quá trình triển khai các dự án điện khí đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng PPA, bảo lãnh Chính phủ và cơ chế mua LNG. Cụ thể, đa số các chủ đầu tư trong nước yêu cầu trong hợp đồng PPA cam kết sản lượng hợp đồng (Qc) dài hạn ổn định hoặc bao tiêu khí; chuyển ngang cam kết sản lượng mua khí từ hợp đồng mua khí sang hợp đồng mua điện; chuyển ngang giá khí sang giá điện, điều kiện bất khả kháng… 

Đặc biệt, một số quy định của Luật Đấu thầu chưa phù hợp với đặc thù và thông lệ kinh doanh LNG quốc tế. Do vậy, cần phải có quy định về việc mua LNG cho các dự án nhà máy điện LNG phù hợp với thông lệ quốc tế. EVN cũng kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi các quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BCT và Thông tư 45/2018/TT-BCT, đồng thời báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét để giải quyết.

Trước thực tế trên, đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết đang đang nghiên cứu báo cáo Bộ Công Thương sửa đổi quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BCT và Thông tư 45/2018/TT-BCT để tháo gỡ các vướng mắc, giúp chủ đầu tư và EVN có thể ký kết các hợp đồng PPA làm cơ sở thu xếp vốn, thực hiện các dự án điện khí LNG. Tuy nhiên, việc sửa đổi các thông tư này phải dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động như giá điện, thị trường điện và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cấp thẩm quyền để chỉ đạo, giải quyết.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương phát triển điện khí theo Quy hoạch điện 8 là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Do đó, phải tìm tận gốc rễ nguyên nhân để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong phát triển điện khí.

Trước đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài về việc cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn, lãnh đạo Bộ Công Thương gợi ý, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần nghiên cứu đề xuất này, đồng thời, có báo cáo Chính phủ cụ thể, trong đó nêu rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và trình Chính phủ xem xét cơ chế, chủ trương để tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII.  

 

 

Mạnh Cường 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline