Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Tháo gỡ khó khăn trong thu tiền sử dụng đất

Thứ ba, 17/10/2023 14:10

TMO - Khoản thu tiền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng đến quá trình đầu tư của các địa phương. Đây là nguồn lực tài chính để tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương số thu tiền sử dụng đất đạt thấp so với dự toán.

Tại tỉnh Bắc Ninh, 9 tháng của năm 2023 số thu từ tiền sử dụng đất toàn tỉnh mới đạt 196 tỷ đồng bằng 6,5% dự toán và bằng 16,2% so cùng kỳ. Đây là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tại địa phương này khoản thu tiền sử dụng đất là nguồn lực tài chính để tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng với tình hình chung trong cả nước, thị trường bất động sản trầm lắng tác động khiến số thu tiền sử dụng đất của tỉnh đạt thấp so với dự toán pháp lệnh. Toàn tỉnh gần như không phát sinh mới các dự án đấu giá, giao đất; một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê cũng chững lại; một số doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất dây dưa, kéo dài… Số thu hiện tại chủ yếu từ thu nợ các dự án tồn từ năm trước chuyển sang và từ một số quyết định công nhận quyền sử dụng đất có phát sinh.

 Khoản thu tiền sử dụng đất của nhiều địa phương trên cả nước sụt giảm so với kế hoạch, ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Ảnh: MT. 

Theo báo cáo của Sở Tài chính Quảng Ninh, dự kiến số thu tiền sử dụng đất năm 2023 không đạt theo kế hoạch giao đầu năm. Vì vậy, các đơn vị được giao cần những giải pháp cụ thể đẩy mạnh các khoản thu có dư địa để bù đắp hoặc điều chỉnh, bổ sung nguồn đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất.

Theo Nghị quyết 128/NQ-HĐND (ngày 9/12/2022) về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, tỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 của tỉnh từ nguồn thu tiền sử dụng đất 7.500 tỷ đồng. Dự kiến hết tháng 9/2023, tổng thu tiền sử dụng đất của tỉnh ước đạt 3.027 tỷ đồng, bằng 40% dự toán, bằng 77% cùng kỳ năm 2022. Căn cứ tình hình thực tế và dự báo của Cục Thuế tỉnh, Sở Tài chính, Sở TN&MT, UBND các địa phương, số thu tiền sử dụng đất cả năm 2023 của tỉnh chỉ đạt 5.000 tỷ đồng, bằng 67% dự toán năm. Trong đó, thu tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh đạt trên 2.500 tỷ đồng, giảm thu khoảng 1.564 tỷ đồng; ngân sách huyện đạt gần 2.500 tỷ đồng, giảm thu trên 935 tỷ đồng.

Nguyên nhân thu tiền sử dụng đất của tỉnh không đạt theo yêu cầu, do một số dự án đang trong quá trình thanh tra, dự kiến trình sau khi có kết quả thanh tra; một số dự án đã trình hội đồng thẩm định giá nhưng chưa thông qua do cần điều chỉnh, bổ sung thông tin; một số dự án đang trong quá trình xây dựng giá. Đối với các dự án được UBND tỉnh ủy quyền cho các địa phương thực hiện đấu giá hoặc đấu thầu dự án, tiến độ thực hiện còn chậm do phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý, phải điều chỉnh quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư. Đặc biệt, tại một số địa phương tồn tại vấn đề do thị trường bất động sản đóng băng nên nhiều phiên đấu giá quyền sử dụng đất không có tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký, ảnh hưởng đến kế hoạch thu.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, 9 tháng của năm 2023 hu tiền sử dụng đất của tỉnh chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu, dự báo năm 2023 sẽ hụt thu tiền sử dụng đất khoảng 800 tỷ đồng… Năm 2023, Trung ương giao dự toán thu từ nguồn sử dụng đất cho tỉnh Quảng Ngãi là 2.500 tỷ đồng, trong đó, cấp tỉnh 1.645 tỷ đồng và cấp huyện 855 tỷ đồng. Theo báo cáo của Sở Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến đưa vào đấu giá quyền sử dụng đất 14 Khu dân cư, tổng nguồn thu dự kiến là 1.780 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2023 chỉ có 03 dự án đã đấu giá thành công, với tổng giá trị hơn 414,6 tỷ đồng. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, dự báo năm 2023 sẽ hụt thu tiền sử dụng đất khoảng 800 tỷ đồng, tỉnh sẽ bù khoản hụt thu này bằng nguồn vượt thu năm 2023;

Trong bối cảnh các nguồn thu từ đất giảm mạnh, cơ quan thuế các cấp đang phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng thu kịp thời nguồn từ đất vào ngân sách nhà nước. Xác định rõ khó khăn do tình hình kinh tế và những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đối với thị trường bất động sản, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh tham mưu UBND tỉnh ban hành chỉ thị riêng về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất.

Trong đó đề xuất, đối với các dự án BT đã quyết toán và đang triển khai, đề nghị các chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, trên cơ sở quỹ đất đối ứng đã giao cho nhà đầu tư khẩn trương xác định giá để làm thủ tục ghi thu, ghi chi. Những dự án dân cư dịch vụ được quyết định triển khai tiếp làm thủ tục xác định giá đất, giao đất cho các đối tượng thụ hưởng và xác định tiền sử dụng đất nộp về ngân sách nhà nước. Đối với những dự án đấu giá, các huyện, thị xã, thành phố giải phóng mặt bằng xong cần khẩn trương xác định giá, tổ chức đấu giá…

Với mục tiêu hoàn thành tốt nhất dự toán về số thu sử dụng đất được giao, ngành Thuế đang tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ hoàn  hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho các dự án ngay sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng như: chuyển mục đích sử dụng đất, trình phê duyệt phương án đấu giá, quyết định đấu giá, giá đất cụ thể, lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá… Tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến, tạo đồng thuận trong nhân dân để thuận lợi cho quá trình giải phóng mặt bằng, giao nhận đất. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch thông tin chi tiết về các vị trí dự án được giao thực hiện đấu giá đến đông đảo nhân dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Để bù khoản hụt thu tiền sử dụng đất, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị thu ngân sách tăng thu các khoản thu còn nhiều dư địa, tiềm năng khai thác tăng thu, như: Tài nguyên, khoáng sản, du lịch, dịch vụ, thương mại, nhà hàng, khách sạn, vận tải, xây dựng, xăng dầu, thương mại điện tử,… Đồng thời, mở rộng nguồn thu đối với các khoản thu còn tiềm ẩn thất thu, như: Thuê đất rừng và đất nuôi trồng thủy sản; phí tạm thời sử dụng lòng đường, hè phố; thu tiền khu vực biển;… Đồng thời, kiểm tra chặt chẽ các dự án đang nợ đọng thuế, hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh để kịp thời quản lý thu các khoản thuế đầy đủ vào ngân sách nhà nước; kiên quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế theo quy định, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ thuế trên tổng dự toán thấp hơn chỉ tiêu trung ương giao (dưới 8%).

Các địa phương có nguồn thu tiền sử dụng đất không đạt theo Nghị quyết HĐND tỉnh, thì phải chủ động bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách tỉnh để bổ sung cũng như huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để bù đắp. Sau khi đã bố trí hết các nguồn vốn nêu trên nhưng vẫn không đảm bảo bù đắp số hụt thu tiền sử dụng đất, UBND các địa phương phải trình HĐND cùng cấp điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công tương ứng theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công.

Nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, nỗ lực hoàn thành mục tiêu về nguồn thu tiền sử dụng đất đang được các địa phương đẩy mạnh triển khai. 

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp rà soát căn cứ pháp lý để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh hủy bỏ nội dung giá đất thương mại, dịch vụ bằng 60% giá đất ở. Đây là việc cần khẩn trương thực hiện để làm căn cứ xác lập giá đất thương mại, dịch vụ mới trong những năm tới. Với các dự án dự kiến thu tiền sử dụng đất theo kế hoạch của năm 2023, thì phải căn cứ vào điều kiện thực tế, hồ sơ pháp lý, trình tự thủ tục để xây dựng kế hoạch sát với thực tế, thu tiền sử dụng đất đúng quy định của pháp luật.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất đối với các dự án Khu du lịch sinh thái biển Hàng Dương, quỹ đất 20 lô đất thuộc dự án Khu tái định cư kết hợp phát triển quỹ đất phục vụ cho dự án xây dựng hệ thống Tịnh Kỳ, dự án Chỉnh trang đô thị khu bắc núi Thiên Bút và các dự án tái định cư trong năm 2023…

Hiện nay, hầu hết nguồn lực đầu tư hạ tầng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của các địa phương được lấy từ nguồn thu từ sử dụng đất, trong đó chủ yếu là nguồn thu từ đấu giá đất. Do vậy, khi việc đấu giá đất gặp khó khăn, tỷ lệ đấu giá thành công thấp, giá trúng đấu giá không cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của địa phương. Thiếu hụt nguồn thu từ đấu giá đất khiến kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các địa phương bị đảo lộn. Một số công trình có kế hoạch đầu tư xây dựng đã  phải tạm dừng, lùi thời gian triển khai do chưa bố trí được kinh phí. Điều này ảnh hưởng tới kế hoạch hoàn thành, nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của không ít địa phương.  

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline