Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm trong nước

Thứ năm, 18/05/2023 07:05

TMO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng nghìn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19, chi phí vật tư đầu vào tăng cao kỷ lục, thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu (có thời điểm giá bán một số sản phẩm gia cầm chỉ bằng 2/3 giá thành sản xuất), khiến ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Một trong những vấn đề có tác động lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm là tình trạng nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi hiện nay (bao gồm cả nhập lậu). Thời gian qua, tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam tiếp tục diễn ra phức tạp tại các địa phương có chung biên giới với các nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. 

Theo số liệu thống kê của VIPA, mỗi tháng có hàng chục ngàn tấn gà sống đẻ thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta. Đây không những là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào Việt Nam mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước…

Bên cạnh đó với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định kỹ thuật về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ. Chẳng hạn kể từ năm 2014, việc sử dụng Ractopamine, Cysteamine làm chất kích thích sinh trưởng, tạo nạc cho vật nuôi đã bị cấm tại 160 quốc gia trên thế giới (vì nguy có gây ung thư cho người sử dụng).

Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn thịt lợn, bò và gà từ một số quốc gia được phép sử dụng hai chất nêu trên cho gia súc, gia cầm. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt từ các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi của nước ta đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay tại thị trường trong nước.

Ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đang đối diện với nhiều khó khăn cần có giải pháp tháo gỡ. 

Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm, VIPA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng các bộ, ngành liên quan xem xét một số nhóm giải pháp cấp bách và lâu dài. VIPA đề nghị kiểm soát chặt việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của VIPA, mỗi tháng có hàng chục ngàn tấn gà sống đẻ thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta. Đây không những là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các chủng virus cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào Việt Nam mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.

Thời gian qua cũng có rất nhiều phụ phẩm chăn nuôi có giá rất rẻ như chân, đầu, cổ, cánh, da, lòng mề gia cầm, đặc biệt gà đẻ loại thải đông lạnh đã bỏ đầu, bỏ chân và nội tạng (còn được gọi là gà dai, loại gà này phần lớn tại các nước phát triển không sử dụng làm thực phẩm cho người) vẫn được nhập khẩu với khối lượng rất lớn vào thị trường Việt Nam làm thực phẩm cho người. Nếu tình trạng này không được kiểm soát thì không những sản xuất gia cầm trong nước ngày càng khó khăn hơn mà còn có thể gây hậu quả cho sức khỏe của người tiêu dùng nước ta.

Bên cạnh đó, VIPA kiến nghị Chính phủ kịp thời ban hành văn bản cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ractopamine, Cysteamine. Đồng thời, kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan cần triển khai ngay các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng nước ta. Theo đó, sớm xây dựng các hàng rào kỹ thuật một cách hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế (có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan và một số nước trong khu vực) nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu gia cầm, sản phẩm gia cầm. 

Theo VIPA, hiện nay, quy định về lô hàng để tính phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại khoản 3.2, Mục II thuộc Bảng phí, lệ phí trong công tác Thú y ban hành kèm theo Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài chính là chưa rõ ràng và hợp lý. Mặt khác, trong tình hình các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ gia súc và gia cầm đang đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay, mức phí kiểm dịch được quy định 200 đ/con gia cầm đối với các cơ sở giết mổ gia cầm có quy mô trung bình và lớn, sẽ khiến tổng chi phí kiểm dịch giết mổ mà doanh nghiệp phải chi trả là rất lớn.

Trước thực trạng trên, VIPA kiến nghị rà soát cắt giảm một số phí kiểm dịch, các thủ tục hành chính không cần thiết. Theo đó VIPA đề nghị Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ NN&PTNT sớm xem xét sửa đổi quy định lô hàng tại Thông tư số 101/2020/TT-BTC để tính phí kiểm dịch và đồng thời điều chỉnh theo hướng giảm ít nhất 50% phí kiểm dịch giết mổ trên 1 con gia cầm.

Việc xây dựng và triển khai chương trình trọng điểm xuất khẩu sản phẩm gia cầm được coi là giải pháp quan trọng trong tình hình hiện nay. Cụ thể, VIPA kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi chủ lực (thịt gà chế biến, trứng gà/vịt, trứng chim cút qua chế biến, lông vũ, kể cả con giống…). 

Do những khó khăn khách quan và chủ quan về công tác thống kê, thời gian qua các dữ liệu về kết quả sản xuất, thương mại hàng năm của ngành gia cầm nước ta giữa các bộ ngành và hiệp hội chưa có sự thống nhất và thậm chí có thời điểm chưa sát với thực tế. Chẳng hạn theo tính toán của VIPA cũng như của một số chuyên gia, dựa trên số lượng giống gia cầm nhập khẩu hàng năm và tổng sản lượng thức ăn công nghiệp dành cho ngành gia cầm thì tổng đàn gia cầm có mặt thường xuyên và sản lượng thịt, sản lượng trứng gia cầm sản xuất trong nước năm 2000 - 2022 có thể lớn hơn số liệu đã công bố chính thức của các bộ, ngành. Mặt khác, việc chia sẻ số liệu thống kê giữa các bộ ngành và hiệp hội ngành hàng thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, VIPA kiến nghị Bộ NN&PTNT, Tổng Cục Thống kê và các bộ, ngành có liên quan phối hợp với các hiệp hội ngành hàng sớm thống nhất các phương pháp thống kê để cập nhật, chuẩn hóa và chia sẻ dữ liệu về ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng.

Ngành chăn nuôi là lĩnh vực đang chịu nhiều rủi ro về dịch bệnh và thị trường, đặc biệt chịu áp lực rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã tham gia ký kết. VIPA kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ sớm sửa đổi bổ sung một số chính sách đặc thù cho ngành chăn nuôi tại Nghị định số 57/2018-NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như: Miễn, giảm tiền thuê đất, Hỗ trợ tín dụng đầu tư. 

Ngoài ra, VIPA cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm rõ các nội dung sẽ được sửa đổi bổ sung tại NĐ số 57/2018-CP, bao gồm: Tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào lĩnh vực chăn nuôi; cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi, giết mổ, chế biến ứng dụng công nghệ cao; cơ chế hỗ trợ đầu tư các dự án chăn nuôi gia cầm gắn với xuất khẩu; xây dựng nhà máy tại khu chăn nuôi không có khu công nghiệp; nguồn vốn và quy trình giao vốn hỗ trợ; trình tự và thủ tục hỗ trợ đầu tư; thẩm định, thanh quyết toán.

Đồng thời, VIPA cũng kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn (nếu có) bán phá giá sản phẩm chăn nuôi, cạnh tranh không lành mạnh. 

 

 

Lê An 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline