Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Thanh Hóa quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản

Thứ bảy, 03/02/2024 11:02

TMO - Để đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho các dự án xây dựng, giao thông phục vụ phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, UBND tỉnh Thanh Hóa chú trọng công tác chỉ đạo quản lý việc cấp phép và hoạt động khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả theo định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

Theo quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản, trên toàn tỉnh có 557 khu mỏ, cụ thể: Các mỏ đất làm vật liệu xây dựng thông thường, đã quy hoạch có 233 mỏ, diện tích khoảng 2.469ha, trữ lượng khoảng 235 triệu m3; trong đó: Mỏ đất san lấp có 156 mỏ, tài nguyên dự báo 183 triệu m3; Mỏ đất đắp đê: có 17 mỏ, tài nguyên dự báo 26 triệu m3; Mỏ đất sét sản xuất gạch tuynel: có 60 mỏ, trữ lượng 26 triệu m3. Mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường: Có 187 khu mỏ, tài nguyên dự báo khoảng 584 triệu m3; Mỏ khoáng sản phân tán nhỏ lẻ do Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao cho tỉnh: có 13 khu mỏ, trữ lượng khoảng 649.351 tấn; Cát làm vật liệu xây dựng: Có 124 mỏ, điểm mỏ; với tổng diện tích 571ha, trữ lượng khoảng 18 triệu m3.

Theo thống kê của ngành chức năng đến tháng 9/2023, toàn tỉnh Thanh Hóa có 330 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp phép còn hiệu lực. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 41 giấy phép khai thác khoáng sản đất san lấp do UBND tỉnh đã cấp phép còn hiệu lực, với tổng trữ lượng được khai thác khoảng 33 triệu m3; công suất khai thác khoảng 3 triệu m3/năm. 30 mỏ cát còn hạn với tổng công suất: 701.283m3/năm; tổng trữ lượng được cấp 7.628.327m3. Số mỏ đá còn hạn 221 mỏ, với công suất 8.005.882m3/năm; tổng trữ lượng cấp phép 168.288.806m3.

UBND tỉnh Thanh Hóa chú trọng công tác chỉ đạo quản lý việc cấp phép và hoạt động khai thác khoáng sản. 

Ngay đầu năm 2023, Sở TN&MT đã trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án đấu giá đối với 84 mỏ. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án đối với 50 mỏ. Sở đã tổ chức đấu giá thành công 6 đợt với tổng số mỏ là 46 mỏ. Trong đó có 20 mỏ đất với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 42 triệu m3. Các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ để được cấp phép theo quy định. Năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt kế hoạch đấu giá, phương án đấu giá và đấu giá thành công đối với 45 mỏ khoáng sản, trong đó, có 22 mỏ đất san lấp, 21 mỏ đá, 1 mỏ than và 1 mỏ cát. Trong năm, tỉnh này cũng cấp 15 giấy phép thăm dò khoáng sản; phê duyệt trữ lượng đối với 9 mỏ; cấp 11 giấy phép khai thác khoáng sản.

Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nộp ngân sách nhà nước 509,9 tỷ đồng, bao gồm: tiền cấp quyền khai thác 151,1 tỷ đồng; thuế tài nguyên 215 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp 11,1 tỷ đồng; phí bảo vệ môi trường 119,7 tỷ đồng; ký quỹ môi trường 13 tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản trên địa bàn Thanh Hóa đã thực hiện chế biến, xuất khẩu các loại khoáng sản với khối lượng 2,14 triệu tấn đá vôi, 62.105 tấn đá xây dựng, 4,1 triệu tấn xi măng, 400.709 tấn clinke, 6.407 tấn bột đá trắng…nộp thuế xuất khẩu 190,697 tỷ đồng.

Sở TN&MT tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh 100% cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cùng với đó, 80% cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản có hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng xử lý. Thời gian qua, các cơ quan quản lý tại Thanh Hóa chú trọng thực hiện rà soát các mỏ hết hạn, yêu cầu các đơn vị làm thủ tục đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường. Trong năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định đóng cửa 37 mỏ khoáng sản sau khi các đơn vị hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản, được các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa tăng cường, nhất là hoạt động kinh doanh, lập bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông, việc lắp đặt trạm cân, camera tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản đối với 26 đơn vị; thực hiện 27 cuộc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa; 4 cuộc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của các cơ quan báo chí và người dân về tình hình hoạt động khoáng sản.

Các cơ quan có thẩm quyền đã xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản đối với 109 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt hơn 8,4 tỷ đồngĐể đáp ứng kịp thời về nguồn cung vật liệu san lấp năm 2024 và các năm tiếp theo, Sở TN&MT sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trúng đấu giá đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ và đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, chấp thuận các dự án đã trúng đấu giá, đồng thời chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định, rút ngắn các thủ tục hành chính để sớm cấp phép khai thác, đưa các mỏ sớm vào hoạt động.

Trong năm 2024 sẽ tổ chức đấu giá từ 30 - 40 mỏ khoáng sản với trữ lượng khoảng 50 triệu m3 đất san lấp, 20 triệu m3 đá (một phần trữ lượng để sản xuất cát nghiền), 2 triệu m3 cát; đẩy nhanh đấu giá để cấp phép khai thác, vừa để công khai, minh bạch, tăng thu ngân sách nhà nước, tránh tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu, hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Bên cạnh đó, để sử dụng khoáng sản một cách hiệu quả, đúng mục đích cần giao trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu địa phương. Hiện nay thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở TN&MT đang tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu và cơ chế giám sát quyền lực của người đứng đầu trong từng khâu, từng công việc trong việc bảo vệ khoáng sản. Vì như đã nói ở trên, việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác là trách nhiệm là của chính quyền địa phương.

UBND tỉnh giao các Sở, ngành chức năng, địa phương, đơn vị tăng cường phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này. 

Để hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản có hiệu quả và bền vững, UBND tỉnh giao Sở TN&MT thường xuyên bổ sung, cập nhật và công khai thông tin về Danh sách các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, cát,….), thông tin về trữ lượng được cấp phép, công suất khai thác, thời hạn khai thác, lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng và công suất khai thác mỏ vật liệu phù hợp với tiến độ, thời gian thực hiện dự án và sát với thực tế để cung cấp thông tin rộng rãi đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân thuận lợi cho việc tra cứu thông tin.

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh và các đơn vị liên quan, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế, khẩn trương kiểm tra, rà soát các hồ sơ đối với công tác thăm dò, khảo sát, quy hoạch, đấu thầu, quản lý, cấp phép khai thác, gia hạn giấy phép khai thác, nâng công suất khai thác, vận chuyển đối với các mỏ vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; làm rõ các sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác khảo sát, điều hành giá; yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn niêm yết, công khai giá bán, cam kết bán đúng giá niêm yết và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi bán không đúng giá niêm yết được quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ; tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát giá, phải xác định rõ tên, địa chỉ mỏ khảo sát, báo giá của mỏ và một số hóa đơn giá trị gia tăng xuất bán trong thời gian gần nhất, làm cơ sở để Liên sở Xây dựng - Tài chính công bố giá vật liệu đến hiện trường xây lắp của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; Yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm kê khai và nộp thuế đúng, đủ theo sản lượng được phép khai thác, hàng tháng kê khai giá bán tại mỏ gửi về Sở Xây dựng, Sở Tài chính theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm việc kê khai giá bán không đúng thực tế và vi phạm các quy định trong hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản...

 

 

Đức Tuấn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline