Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 29/09/2024 00:09

Tin nóng

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 29/09/2024

Thái Nguyên đảm bảo quỹ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ năm, 26/09/2024 07:09

TMO - Bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng đất là một trong những chính sách phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện ổn định cuộc sống.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 4 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao với 51 dân tộc cùng sinh sống. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 384 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Trong số hơn 50 dân tộc thiểu số có người đang sinh sống, làm việc tại Thái Nguyên thì 9 dân tộc có trên 2.000 người (Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Mường, Thái, Hoa).

Tuy nhiên, trong tổng số 10.190 hộ nghèo toàn tỉnh thì có tới 5.603 hộ nghèo là người DTTS, chiếm tỷ lệ 54,98% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Theo khảo sát của các cấp, ngành chức năng, nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ người DTTS chủ yếu là do diện tích đất ở, đất sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con; thiếu phương tiện, vốn sản xuất; bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, kiến thức khoa học trong sản xuất… Do vậy, chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS có vai trò rất quan trọng trong đời sống của bà con. 

Thực hiện chính sách đất đai cho người DTTS, hằng năm, Thái Nguyên đều có kế hoạch hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân. Giai đoạn 2014-2017, tỉnh đã hỗ trợ đất sản xuất cho 272 hộ dân, kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Thời gian sau này, tỉnh tập trung nhiều vào việc hỗ trợ đất ở cho người dân vùng DTTS còn nhiều khó khăn. Riêng năm 2024, tỉnh có kế hoạch hỗ trợ về đất ở cho 27 hộ dân và giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. 

Nhằm triển khai hiệu quả của chính sách đất đai dành cho đồng bào DTTS, Luật Đất đai 2024 đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Những quy định của Luật được Thái Nguyên cụ thể theo hướng có lợi cho người dân. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức ngày 6/9 vừa qua, nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh đã được thông qua.

Nghị quyết quy định cụ thể một số nội dung hỗ trợ như: Đất sinh hoạt cộng đồng, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở và nguồn kinh phí, quỹ đất thực hiện chính sách. Nghị quyết đã cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 phù hợp với thực tế cuộc sống, tạo hành lang pháp lý để các cấp, ngành chức năng thực thi nhiệm vụ được thuận lợi, hiệu quả.

Theo đó, đối tượng áp dụng là đồng bào DTTS chưa có đất sinh hoạt cộng đồng, cá nhân là người DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi không có đất ở, không có đất nông nghiệp hoặc thiếu đất ở, thiếu đất nông nghiệp so với hạn mức; cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nay không còn đất ở, không còn đất nông nghiệp hoặc thiếu đất ở, thiếu đất nông nghiệp so với hạn mức; cá nhân là người DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở để sản xuất, kinh doanh. 

Tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện ổn định cuộc sống (Ảnh minh họa). 

Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ về đất sinh hoạt cộng đồng, đất ở, đất nông nghiệp, thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở. Đồng bào DTTS chưa có đất sinh hoạt cộng đồng sẽ được UBND cấp huyện bố trí quỹ đất sinh hoạt cộng đồng bảo đảm diện tích tối thiểu là 300 m2. Đối với hỗ trợ đất ở, trường hợp cá nhân không có đất ở thì được giao đất ở hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh và được miễn tiền sử dụng đất. Trường hợp cá nhân đã được giao đất ở theo quy định nhưng nay không còn đất ở hoặc thiếu đất ở so với hạn mức thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Về hỗ trợ đất nông nghiệp, trường hợp cá nhân không có đất nông nghiệp thì được hỗ trợ giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp cá nhân đã được Nhà nước giao đất theo quy định nhưng nay không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đồng thời, đồng bào DTTS còn được hỗ trợ thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở để sản xuất, kinh doanh và được giảm 50% tiền thuê đất. Việc hỗ trợ cần phải đảm bảo các nguyên tắc: Cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải sinh sống và thường trú tại địa phương nơi có đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng đất, được thuê đất. Bên cạnh đó, việc xác định vùng đồng bào DTTS và miền núi, cá nhân là người DTTS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Việc bố trí quỹ đất sinh hoạt cộng đồng và giao đất, cho thuê đất được căn cứ vào điều kiện quỹ đất hiện có của địa phương và quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, cá nhân được hỗ trợ phải sử dụng đất theo quy định pháp luật. 

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình 1719), giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên cân đối gần 2.000 tỷ đồng. Đây là nguồn từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn lực khác để thực hiện. 

Đến cuối năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã phân giao khoảng 850 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 200 hộ được giải ngân làm nhà ở, hơn 500 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, xây dựng 12 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ phát triển nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo sinh kế cho đồng bào. Đồng thời, tỉnh Thái Nguyên đã và đang xây dựng mới 222 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; duy tu, bảo dưỡng 64 công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư từ những năm trước.

Năm 2024, số vốn đầu tư lên đến trên 645 tỷ đồng, hỗ trợ đất ở cho 27 hộ dân, hỗ trợ nhà ở cho 153 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho trên 1.200 hộ, đầu tư xây dựng 9 công trình nước sinh hoạt tập trung... Song song với việc giải quyết tình trạng thiếu đất canh tác, tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng phát triển sản xuất nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chương trình số 1719 hỗ trợ bà con thực hiện nhiều mô hình phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Từ đó duy trì mỗi năm giảm 2% hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 96% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

 

 

Thu Uyên

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline