Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/04/2025 05:04

Tin nóng

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Thứ bảy, 12/04/2025

Thái Nguyên đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ sáu, 06/09/2024 14:09

TMO - Bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng đất là một trong những chính sách phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện ổn định cuộc sống.

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, tính đến tháng 8/2024, toàn tỉnh có trên 384.000 người dân tộc thiểu số, chiếm gần 30% dân số. Trong số hơn 50 dân tộc thiểu số có người đang sinh sống, làm việc tại Thái Nguyên thì 9 dân tộc có trên 2.000 người (Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Mường, Thái, Hoa).

Trong những năm qua, địa phương đã triển khai nhiều chính sách đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên dù có nhiều thay đổi, cuộc sống của đồng bào vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các nguyên nhân nghèo được xác định chủ yếu là do diện tích đất ở, đất sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó là thiếu phương tiện, thiếu vốn sản xuất; hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, kiến thức khoa học trong sản xuất…

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) đang được tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện được coi là giải pháp cơ bản để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thiếu đất canh tác tại địa phương này. Cụ thể Dự án 1 của Chương trình 1719 với 10 dự án thành phần là “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”. 

Được biết, giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn đầu tư Chương trình 1719 của tỉnh Thái Nguyên là gần 2.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã phân giao khoảng 850 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn lực khác để thực hiện. Đến nay, đã có hơn 200 hộ được giải ngân làm nhà ở, hơn 500 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, xây dựng 12 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ phát triển nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo sinh kế cho đồng bào. Đồng thời, tỉnh đã và đang xây dựng mới 222 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; duy tu, bảo dưỡng 64 công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư từ những năm trước. 

Năm 2024, Chương trình 1719 được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với số vốn đầu tư lên đến trên 645 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ đất ở cho 27 hộ dân, hỗ trợ nhà ở cho 153 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho trên 1.200 hộ, đầu tư xây dựng 9 công trình nước sinh hoạt tập trung... Từ đó, góp phần duy trì mỗi năm giảm 2% hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 96% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

Tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện ổn định cuộc sống (Ảnh minh họa). 

Tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 (được tổ chức hôm nay, 6-9), dự thảo Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ được xem xét, dự kiến thông qua. Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm 8 điều; trong đó quy định cụ thể một số nội dung hỗ trợ đất sinh hoạt cộng đồng, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở, nguồn kinh phí và quỹ đất thực hiện chính sách. 

Đối tượng được hỗ trợ là đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất sinh hoạt cộng đồng; cá nhân là người dân tộc thiểu số không có đất ở hoặc thiếu đất ở so với hạn mức; chưa có hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương… Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết nhằm cụ thể hóa chủ trương chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Đối với tỉnh Thái Nguyên, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 54,9% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, Nghị quyết sẽ góp phần giải quyết nhu cầu thiết yếu, cải thiện, nâng cao điều kiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Cụ thể là khu dân cư của đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất sinh hoạt cộng đồng sẽ được UBND cấp huyện bố trí quỹ đất sinh hoạt cộng đồng bảo đảm diện tích tối thiểu là 300m2. Về hỗ trợ đất ở, trường hợp cá nhân không có đất ở thì được giao đất ở hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh và được miễn tiền sử dụng đất. Trường hợp cá nhân đã được giao đất ở theo quy định nhưng nay không còn đất ở hoặc thiếu đất ở so với hạn mức thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

Đối với việc hỗ trợ đất nông nghiệp, trường hợp cá nhân không có đất nông nghiệp thì được hỗ trợ giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp cá nhân đã được Nhà nước giao đất theo quy định nhưng nay không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Với việc hỗ trợ thuế đất phi nông nghiệp không phải đất ở, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh và được giảm 50% tiền thuê đất. 

Cùng với việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Chương trình 1719, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên cân đối gần 2.000 tỷ đồng. Đây là nguồn từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn lực khác để thực hiện.

Đến cuối năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã phân giao khoảng 850 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 200 hộ được giải ngân làm nhà ở, hơn 500 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, xây dựng 12 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ phát triển nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo sinh kế cho đồng bào. Đồng thời, tỉnh Thái Nguyên đã và đang xây dựng mới 222 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; duy tu, bảo dưỡng 64 công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư từ những năm trước.

Năm 2024, số vốn đầu tư lên đến trên 645 tỷ đồng, hỗ trợ đất ở cho 27 hộ dân, hỗ trợ nhà ở cho 153 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho trên 1.200 hộ, đầu tư xây dựng 9 công trình nước sinh hoạt tập trung... Cùng với việc giải quyết tình trạng thiếu đất canh tác, tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng phát triển sản xuất nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình 1719 hỗ trợ bà con thực hiện nhiều mô hình phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Từ đó duy trì mỗi năm giảm 2% hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 96% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. 

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline