Hotline: 0941068156

Thứ hai, 03/02/2025 17:02

Tin nóng

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Thứ hai, 03/02/2025

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Chủ nhật, 02/02/2025 06:02

TMO - Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, tuy nhiên nước ta đang gặp nhiều bất cập trong quá trình phát triển nguồn năng lượng này. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm giảm bớt sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, tiết kiệm tài nguyên cho quốc gia, tạo nguồn năng lượng đa dạng và dồi dào.

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, những thách thức từ việc tăng cường tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan, như bão lũ, sóng thần, động đất ảnh hưởng con người, sinh vật, sản xuất, việc chuyển đổi các mô hình phát triển năng lượng tái tạo không chỉ là một lựa chọn cấp thiết mà còn là một xu hướng tất yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, đến hết năm 2023, tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) trong hệ thống điện là 21.664 MW, chiếm khoảng 27%; sản lượng điện phát của nguồn điện (gió, mặt trời mặt đất, mặt trời mái nhà) khoảng 27.317 triệu kWh, chiếm tỷ trọng khoảng 12,75% hệ thống điện. Những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng sinh khối…

Phát triển sử dụng năng lượng tái tạo vốn được đánh giá là vô tận sẽ giảm bớt sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, tiết kiệm tài nguyên cho quốc gia, tạo nguồn năng lượng đa dạng và dồi dào. Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng năng lượng tái tạo cao nhất Đông Nam Á.

Theo đánh giá của các nghiên cứu gần đây, tiềm năng về kinh tế - kỹ thuật thủy điện của nước ta đạt khoảng 75 - 80 tỷ kWh với công suất tương ứng đạt 18.000 - 20.000MW. Hiện nay, sản lượng khai thác dầu thô trong nước của Petrovietnam trung bình đạt 7,5 - 8,5 triệu tấn/năm; sản lượng khí đạt 6 - 8 tỷ m3/năm.

Hằng năm, Petrovietnam cung cấp trên 13,5 triệu tấn xăng dầu các loại, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xăng dầu trong nước; cung cấp 1,8 triệu sản phẩm hóa dầu; và cung cấp 1,6 - 1,7 triệu tấn phân đạm, đáp ứng 70 - 80% nhu cầu phân đạm trong nước (khoảng 2 triệu tấn/năm). Petrovietnam đang vận hành thương mại 9 nhà máy điện với tổng công suất 6.600MW, tương đương 8,5% tổng công suất lắp đặt hệ thống điện quốc gia.

Các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam như dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm,… đã tham gia vào mọi hoạt động đời sống của đất nước với tỷ trọng lớn; góp phần quan trọng cho ổn định, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.

Năng lượng mặt trời. (Ảnh minh hoạ). 

 Vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời, địa nhiệt, năng lượng sinh khối là một nhu cầu tất yếu, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Từ năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chiến lược này xác định mục tiêu rõ ràng rằng: “Phát triển năng lượng tái tạo không chỉ tập trung mở rộng quy mô và tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, mà còn giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng cho khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện môi trường. Năng lượng tái tạo của Việt Nam thu hút được sự quan tâm đầu tư từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đơn cử như năm 2018, tổng đầu tư vào năng lượng tái tạo đạt mức kỷ lục 5,2 tỷ USD, gấp 9 lần so với năm 2017; các chương trình, dự án hỗ trợ quốc tế đạt tổng giá trị tài trợ khoảng 440 triệu USD; vốn vay ODA ước tính 420 triệu USD và 15,5 triệu USD là viện trợ không hoàn lại. Đầu tư năng lượng tái tạo từ vị trí thứ 10 (năm 2018) vươn lên vị trí thứ ba (năm 2019) trong xếp hạng các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất cả nước (chỉ sau công nghệ tài chính fintech và giáo dục). Chỉ từ năm 2018 đến tháng 6/2019, đã có hơn 330 dự án điện mặt trời trình Chính phủ phê duyệt, bổ sung vào Quy hoạch điện, trong đó có 121 dự án đã được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất phát điện đến năm 2020 là 6.100MW và năm 2030 là 7.200MW.

Ngoài ra, còn 221 dự án đang chờ phê duyệt, công suất đăng ký hơn 14.330MW. Tính đến ngày 23/6/2023, đã có 70/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.851,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện”. Ngành năng lượng giữ vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Việc đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định với chi phí hợp lý là nền tảng cốt lõi cho sự tăng trưởng bền vững.

An ninh năng lượng, cùng với các biện pháp đảm bảo nó, luôn luôn là một ưu tiên trong chính sách quốc gia về năng lượng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự sụt giảm đầu tư vào năng lượng đã tạo ra khoảng trống đáng lo ngại, gây áp lực lớn lên an ninh năng lượng của đất nước. Trước bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao, việc coi an ninh năng lượng như một trụ cột trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để bảo đảm an ninh năng lượng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt không ít “điểm nghẽn”.

Năng lượng gió. (Ảnh minh hoạ). 

Đó là tốc độ tăng cao của nhu cầu gây sức ép lên kết cấu hạ tầng ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chưa thuận lợi. Bên cạnh đó, thách thức về tác động môi trường của các hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng. Đáng chú ý, hạn chế về nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, nhất là nhiên liệu cho phát điện. Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 (EOR 2019) cho thấy, Việt Nam trở thành một nước nhập khẩu năng lượng, nhập khẩu thuần than kể từ 2015 và xu hướng này ngày càng tăng.

Từ năm 2020 - 2030, nhập khẩu nhiên liệu tăng gấp 3 và 2050 sẽ tăng gấp 8 lần so với 2019. Điều này cho thấy, có 3/4 năng lượng tiêu thụ của Việt Nam là từ nguồn nhập khẩu. Trước thực trạng trên, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thúc đẩy chuyển các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và sinh khối vào hệ thống điện quốc gia, hướng tới việc sản xuất và sử dụng 62 MTOE năng lượng tái tạo vào năm 2030 và tăng lên 138 MTOE vào năm 2050, với tỷ trọng năng lượng tái tạo dự kiến đạt 32,3% vào năm 2030 và 44% vào năm 2050.

Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo nền tảng cho sự an toàn và ổn định năng lượng dài hạn. Đại diện Trường Đại học Ngoại thương Việt Nam cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo là một hướng đi thiết yếu và mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế ngày càng đề cao vai trò của năng lượng sạch và phát triển bền vững.

Song quá trình chuyển đổi này cũng đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng hóa thạch và tài chính hạn chế để đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo. Các thách thức về tài chính, cơ sở hạ tầng, và lực lượng lao động trong các ngành truyền thống đòi hỏi sự hỗ trợ đồng bộ từ chính sách nhà nước và quốc tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo cần một giải pháp căn cơ lâu dài hơn đó là chỉnh sửa lại chính sách hiện hành để vẫn có thể ngăn chặn hạn chế vi phạm, nhưng vẫn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển loại hình năng lượng sạch.

 

 

Minh Thuỳ

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline