Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Tập trung phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng bền vững

Thứ sáu, 24/02/2023 12:02

TMO - Tỉnh Cà Mau xác định công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp đối với các nhiệm vụ ở trên, góp phần thúc đẩy ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau phát triển bền vững. 

Tính đến thời điểm này, diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các đơn vị quản lý toàn tỉnh là 143.683 ha, diện tích có rừng tập trung 94.081 ha, tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán 26%. Rừng trên địa bàn tỉnh với 3 vùng sinh thái gồm: đất rừng ngập phèn (rừng U Minh Hạ) có 45.172 ha; đất rừng ngập mặn 97.940 ha; đất rừng trên đảo 571 ha. UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các Sở, ngành chức năng, địa phương thời gian tới cần rà soát lại toàn bộ quy hoạch, từ quy hoạch lâm nghiệp đến quy hoạch sử dụng đất của các đơn vị cho phù hợp quy hoạch chung của tỉnh. Rà soát lại việc lồng ghép các kế hoạch trồng rừng để đảm bảo các mục tiêu, trong đó có lồng ghép mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 

Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Cà Mau tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng khẩn trương xây dựng, hoàn thiện phương án quản lý rừng bền vững để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Tính đến hết năm 2022, tỉnh có 26/30 tổ chức quản lý rừng có phương án quản lý rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có 01 tổ chức đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC với diện tích 1.047ha tại U Minh Hạ.

Tỉnh Cà Mau chú trọng bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng và chăm sóc hiệu quả rừng trồng mới. Ảnh: HD. 

Năm 2022, tỉnh trồng mới 300ha rừng; trồng 3.700ha rừng sau khai thác; 33ha rừng thay thế và trồng khoảng 2,8 triệu cây phân tán; bảo vệ tốt rừng đặc dụng và rừng phòng hộ với tổng diện tích 42.152ha. Tổng diện tích khai thác rừng đạt khoảng 4.000ha/6.650ha (đạt hơn 60% so kế hoạch); sản lượng đạt khoảng 350.000/581.000m3 (đạt hơn 60% so kế hoạch). Tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng tăng dần tỷ lệ sản phẩm gỗ có đường kính lớn để tạo ra giá trị tăng cao. Hiện nay, diện tích rừng trồng lên liếp có chất lượng cao ở U Minh Hạ đạt khoảng 22.300ha, trong đó rừng keo lai 9.800ha và rừng tràm 12.500ha.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023 trên địa bàn Cà Mau: Tổng khối lượng trồng rừng 2.947ha, trồng rừng mới 301ha, trồng rừng sản xuất205ha, trồng lại rừng sau khai thác 2.646ha, trồng rừng phòng hộ 280ha, trồng rừng sản xuất 2.366ha và trồng cây phân tán 2.800.000 cây. Ngoài ra, kế hoạch còn chăm sóc rừng10.424ha, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ 42.154ha. Song song với việc khoanh trồng tái sinh rừng 610ha, khoanh trồng mới 70ha, khoanh trồng chuyển tiếp 540ha. Tổng các nguồn vốn thực hiện gần 190 tỷ đồng.

Cùng với nhiệm vụ phát triển diện tích rừng, tỉnh Cà Mau chú trọng đến công tác nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng, bảo đảm chủ động và hiệu quả trong việc chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng… nhằm giảm số vụ, diện tích và tài nguyên rừng bị thiệt hại, là mục tiêu đặt ra trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô này.

Ðể đảm bảo tập trung lực lượng, phương tiện phục vụ công tác PCCCR, tỉnh đã xác định vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao. Hiện tại, Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trọng điểm cháy, Do đó, mục tiêu trong công tác PCCCR vẫn là phải tiếp tục nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và nâng cao hiệu quả trong PCCCR với biện pháp phòng cháy là chính theo phương châm “4 tại chỗ”. Ngay từ đầu mùa khô 2022-2023, VQG U Minh Hạ đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ, quản lý và PCCCR. Ðể quản lý chặt người dân ra, vào rừng trái phép, đề phòng nguy cơ cháy có thể xảy ra, đơn vị đã thành lập tổ tuần tra thường xuyên và tổ lưu động nhằm tăng cường công tác tuần tra vào thời gian cao điểm.

Công tác phòng chống cháy rừng được UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các lực lượng triển khai hiệu quả, hạn chế thiệt hại. Ảnh: TT. 

Tại kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trên lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 5%/năm; giá trị gia tăng bình quân đạt 4%/năm (giai đoạn 2021 - 2025). Diện tích rừng gỗ lớn đạt 10% tổng diện tích rừng trồng mới; năng suất rừng trồng đạt bình quân 30m3/ha/năm. Diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 10.000 ha. Tập trung quản lý chặt chẽ, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhất là những khu vực nhạy cảm về môi trường; phát triển du lịch sinh thái và kinh tế dưới tán rừng góp phần phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

Đối với rừng sản xuất khu vực U Minh Hạ: Tập trung chuyển đổi từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh gỗ lớn với diện tích 25.000 ha, bao gồm: rừng keo lai khoảng 12.000 ha và rừng tràm các loại 13.000 ha. Đối với khu vực rừng ngập mặn: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ (nơi có sản xuất kết hợp) tập trung phát triển mô hình rừng tôm bền vững theo hướng chứng nhận tôm sinh thái (hữu cơ) theo tiêu chuẩn quốc tế, với diện tích 38.000 ha, sản phẩm gỗ khai thác sẽ cung cấp nguyên liệu cho chế biến than xuất khẩu và sản phẩm khác. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia.

Áp dụng cơ giới và biện pháp kỹ thuật tiên tiến, trồng rừng tập trung thâm canh gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung chất lượng cao phục vụ phát triển ngành chế biến sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tiến đến đánh giá và cấp chứng chỉ rừng trồng, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng; đồng thời tăng cường trữ lượng carbon rừng giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

 

Trần Đức 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline