Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm du lịch

Thứ năm, 13/10/2022 03:10

TMO - Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá nhằm tạo bước phát triển mới để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế này, đặc biệt trong bối cảnh địa phương này chính thức đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2023.

Với quan điểm du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao, tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá nhằm tạo bước phát triển mới, để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. 

Là một tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận có vị trí thuận lợi là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh Đông Nam bộ, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đồng thời là giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực phía Nam, như Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu… Bình Thuận có 192 km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan thơ mộng, môi trường trong lành, có các di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc…

Tận dụng thế mạnh bờ biển dài với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ngành du lịch Bình Thuận tạo nên thương hiệu du lịch biển đặc trưng trên bản đồ du lịch trong nước và thế giới. Hiện nay, Bình Thuận đã ghi tên mình trong danh sách 10 tỉnh du lịch nổi bật của Việt Nam, Mũi Né trở thành 1 trong 6 Khu du lịch quốc gia của cả nước.

Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Bình Thuận đưa du lịch biển trở thành hạt nhân trong phát triển ngành du lịch tại địa phương 

Bình Thuận đang tích cực triển khai Đề án Xây dựng trung tâm du lịch-thể thao biển mang tầm quốc gia, với mục đích định hướng cho sự phát triển du lịch biển, đầu tư xây dựng các công trình thể thao và du lịch cấp quốc gia, sẵn sàng tổ chức thành công các sự kiện du lịch thể thao biển mang tầm quốc tế.

Theo đó, tỉnh tăng cường kêu gọi đầu tư phát triển du lịch - thể thao biển có hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm với các sản phẩm du lịch-thể thao biển đặc trưng tại các khu du lịch dọc theo bãi biển từ huyện Tuy Phong đến thị xã La Gi, với trung tâm là Khu Du lịch quốc gia Mũi Né và các khu du lịch vệ tinh.

Bình Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, để phát triển sản phẩm du lịch, đối với loại hình du lịch biển, thể thao, giải trí, Bình Thuận thu hút đầu tư các dự án tổ hợp du lịch, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, xanh-sạch-đẹp gắn với dịch vụ vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ, thể thao, casino... Tỉnh lấy Khu Du lịch Quốc gia Mũi Né làm hạt nhân lan tỏa, thúc đẩy phát triển du lịch ra các khu vực khác.

Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, Bình Thuận còn sở hữu tài nguyên nhân văn hấp dẫn và phong phú, trong đó có văn hóa dân gian hướng đến đa dạng các loại hình du lịch Tín ngưỡng dân gian nổi bật ở Bình Thuận là tín ngưỡng thờ cá Ông với hệ thống 26 lăng, dinh, vạn (nhiều nhất các tỉnh Nam Trung Bộ). 

Cùng với việc đưa thêm nhiều món ăn đặc sản biển (và các món dân gian như bánh quai vạc, bánh rế, bánh căn, bánh xèo...) vào thực đơn tour du lịch để giới thiệu đến du khách, các đoàn du lịch còn tổ chức cho du khách đến tham quan các làng nghề địa phương như nước mắm Phan Thiết, lồng bè hải sản Phú Quý, vườn thanh long Hàm Thuận Nam... Đồng thời, kết nối các lễ hội truyền thống địa phương vào tuyến tham quan, nhất là những lễ hội mang màu sắc văn hóa biển như lễ hội Cầu Ngư, đua thuyền trên sông Cà Ty, dinh Thầy Thím, Nghinh Ông, Trung Thu, Katê. 

Tỉnh tập trung khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống; phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng của địa phương, tạo sự khác biệt, độc đáo cho sản phẩm du lịch. Tỉnh đầu tư xây dựng Bảo tàng Bình Thuận, Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ để bảo tồn, giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Du lịch gắn với tài nguyên văn hóa bản địa đang được địa phương tập trung phát triển. Ảnh: BTQ 

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đang phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính là du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; du lịch văn hóa gắn với lễ hội, tham quan và tìm hiểu cuộc sống cộng đồng dân cư, làng nghề truyền thống.

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái rừng-biển-đồi cát; và đặc biệt quan tâm mở ra loại hình du lịch mới, đó là phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE); du lịch điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe (du lịch Wellness). Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu thu hút 4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 220.000 lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 13.500 tỷ đồng.

Nhằm khẳng định vị thế du lịch Bình Thuận và định hướng giai đoạn mới cho phát triển du lịch, Tỉnh ủy Bình Thuận vừa ban hành Nghị quyết Số 06-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Bình Thuận xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy tỉnh ưu tiên phát triển du lịch chuyên nghiệp, bền vững, an toàn, gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. 

Ngành du lịch Bình Thuận phấn đấu đến năm 2025 đón 8,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế từ 10-12%; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 23.300 tỷ đồng; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 18-20%/năm; du lịch đóng góp vào GRDP của tỉnh 10-11%. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 đón 16 triệu lượt khách; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 63.000 tỷ đồng; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026-2030 từ 20-22%/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tích hợp trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quy hoạch, định hình lại không gian phát triển du lịch ở một số khu vực ven biển và các khu vực tiềm năng để kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… cao cấp.

Ngoài ra, các đơn vị liên quan tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương khẩn trương thi công hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (phía Đông), đoạn qua địa bàn tỉnh; Cảng hàng không Phan Thiết; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 28B; thi công hoàn thành các trục đường ven biển và tuyến kết nối đường ven biển với Quốc lộ 1A, cao tốc. Tỉnh cũng ưu tiên bố trí nguồn ngân sách và huy động đa dạng các nguồn lực để phục vụ công trình phát triển du lịch; đầu tư phát triển hạ tầng số phục vụ yêu cầu chuyển đổi số và dịch vụ du lịch thông minh.

Du lịch sinh thái gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp đặc trưng là một trong những sản phẩm du lịch đang được đầu tư phát triển. Ảnh: PH 

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án tổ chức “Năm Du lịch Quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh”. Bình Thuận chính thức được chọn là nơi tổ chức sự kiện quốc gia này. Sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của con người, đất nước Việt Nam nói chung và vùng đất Bình Thuận nói riêng.

Qua đó, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Việt Nam và tỉnh Bình Thuận; góp phần tích cực vào sự phục hồi các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới; tạo sự phát triển đột phá về du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

Các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia hướng đến sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo ra môi trường thân thiện và an toàn đến sức khỏe, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; hướng đến một nền tăng trưởng xanh, phát triển du lịch bền vững. Hơn thế  du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội của tỉnh Bình Thuận.

 

 

Thanh Tùng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline