Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Tạo vùng nguyên liệu ổn định gắn với quy hoạch chế biến gỗ

Thứ ba, 04/06/2024 07:06

TMO - Hoà Bình có nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, những năm qua, để khai thác tiềm năng, địa phương này đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ phát triển bền vững rừng sản xuất, trong đó hướng tới mục tiêu tạo vùng nguyên liệu ổn định gắn với quy hoạch chế biến gỗ.

Tỉnh Hòa Bình có trên 467 nghìn ha rừng tự nhiên, trong đó, phần lớn diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh là các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng phòng hộ, có vị trí quan trọng giữ gìn môi trường và là nguồn sinh thủy cho Thủy điện Hòa Bình. Hàng năm, tỉnh đưa vào kế hoạch bảo vệ 75.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh khoảng 2.500 ha, chăm sóc rừng trồng gần 13.000 ha, trồng mới từ 7.000 - 8.000 ha rừng kinh tế. Diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 298 nghìn ha, chiếm 64,66%. Diện tích quy hoạch rừng sản xuất trên 149 nghìn ha, chiếm 51,70% tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp, bao gồm: rừng tự nhiên hơn 28 nghìn ha, rừng trồng trên 69 nghìn ha, đất trống gần 52 nghìn ha, độ che phủ rừng tăng hàng năm và hiện đạt trên 50%.

Toàn tỉnh có 146 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 39 doanh nghiệp và 107 cơ sở là hộ gia đình, cá nhân. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở đã nhập 14.963,01 tấn Bương, tre, luồng và 163.769,94 m3 gỗ nội địa. Khối lượng sản xuất trong kỳ bao gồm đồ mộc 1.037,55 m3; dăm băm 70.951 tấn; ván ép 33.607 m3; bột giấy 1.000 tấn, ván bóc 27.013,57 tấn, viên nén 6.709,00 tấn, gỗ xẻ 13.754,48 m3 và các sản phẩm khác (đũa, tăm, mành) 545,0 tấn. Giá trị hàng hóa đạt trong kỳ 434,017 tỷ đồng. Trong đó xuất khẩu đạt 102,996 tỷ đồng, tiêu thụ nội địa đạt 331,021 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số liên kết giữa doanh nghiệp với chủ rừng. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là trồng rừng gỗ nhỏ; việc liên kết kinh doanh chưa chặt chẽ, chưa có tổ chức trung gian như: HTX tham gia vào chuỗi liên kết giúp doanh nghiệp tổ chức quản lý phát triển rừng sản xuất; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) còn ít so với quy mô phát triển. 

Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường đồ gỗ để nắm bắt nhu cầu và các biến động của thị trường chưa được quan tâm. Cơ sở chế biến chủ yếu quy mô vừa và nhỏ với công nghệ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng không cao, thiếu thông tin thị trường. Chưa thu hút được doanh nghiệp chế biến lớn, công nghệ hiện đại vào đầu tư, liên kết tạo vùng nguyên liệu tập trung; phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn gắn với quy hoạch chế biến. 

Hoà Bình phấn đấu đến năm 2025, hàng năm, trung bình có 3.000ha rừng trồng gỗ nhỏ được chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn. 

Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành Công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2035.

Theo đó, Hoà Bình phấn đấu đến năm 2025, hàng năm, trung bình có 3.000ha rừng trồng gỗ nhỏ được chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn, 6.000ha rừng trồng mới thâm canh gỗ lớn bằng giống chất lượng cao; có 50% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Năng xuất rừng trồng tăng lên 1,3 lần, sản lượng gỗ đạt trung bình 150 m3/ha/chu kỳ gỗ lớn, giá trị thu được bình quân mỗi năm trên 1 ha đất rừng trồng sản xuất tăng gấp 2,5 lần (25 triệu/ha/năm). Giá trị sản xuất lâm nghiệp đóng góp 16% vào tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản.

Định hướng đến năm 2035 có trên 90% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; trong quy hoạch rừng sản xuất diện tích đất trống còn dưới 10%; có trên 60% diện tích rừng trồng trong quy hoạch rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC; tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm 20% tăng trưởng ngành; độ che phủ rừng trên 50%.

Giai đoạn từ năm 2020 - 2025, Hoà Bình sẽ hỗ trợ trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng cây giống chất lượng cao và phân bón 36.000ha; chuyển hóa kinh doanh rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn 18.000ha; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC 31.500ha; thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để đầu tư thâm canh rừng và kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng gỗ lớn.

Giai đoạn 2026 - 2035, diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn khoảng 82.000ha; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC trên 59.000ha; tiếp tục hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để đầu tư thâm canh rừng và kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng gỗ lớn. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện đề án khoảng 2.600 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn lồng ghép khác.

Để thực hiện hiệu quả Đề án, thời gian tới, Hoà Bình sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chính sách tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong cán bộ và nhân dân. Tổ chức bình tuyển cây đầu dòng, hỗ trợ sản xuất cây giống nuôi cấy mô; hỗ trợ giống chất lượng cao và phân bón. Hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để đầu tư thâm canh rừng và kéo dài chu kỳ sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn. Chuyển hóa sản xuất, kinh doanh rừng trồng gỗ nhỏ sang sản xuất, kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Đào tạo, nâng cao năng lực cho người trồng rừng.

Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chế biến gỗ rừng trồng; thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp. Khuyến khích liên doanh liên kết, trao đổi, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng rừng, đất rừng nhằm thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ đất lâm nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất có quy mô lớn. Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách của tỉnh để triển khai thực hiện Đề án.

Thu hút đầu tư liên kết trồng rừng, khai thác rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến với hợp tác xã và chủ rừng; tạo vùng nguyên liệu ổn định gắn với quy hoạch chế biến gỗ. Thúc đẩy phát triển cơ sở chế biến gỗ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất MDF, HDF, viên nén công nghiệp; sản xuất đồ mộc hướng đến xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại thông qua hoạt động hội chợ triển lãm; tăng cường cải tiến về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa để cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhập khẩu.

Thực hiện các cam kết, hợp tác quốc tế; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chế biến, xuất khẩu lâm sản, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững; tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế. Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển rừng sản xuất gắn với phát triển cây dược liệu dưới tán rừng và các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khai thác du lịch sinh thái theo quy định.

Công tác bảo vệ, phát triển rừng được các địa phương đẩy mạnh triển khai. 

Thời gian qua, cùng với việc xây dựng vùng nguyên liệu gỗ ổn định, tỉnh Hòa Bình chú trọng quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ cháy rừng ở một số huyện Đà Bắc, Lạc Sơn và thành phố Hòa Bình, chức năng rừng sản xuất. Các đơn vị trực thuộc đã chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn bám sát cơ sở, đôn đốc, hướng dẫn chủ rừng thực hiện theo dõi diễn biến rừng; kiểm tra xác minh, cập nhật thay đổi về diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn vào phần mềm FRMS theo quy định.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, thường xuyên cập nhật, theo dõi cảnh báo cháy rừng; nhắc nhở, hướng dẫn người dân dọn vệ sinh rừng sau khi khai thác và sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật trong việc đốt dọn nương rẫy, xử lý thực bì; duy trì trực phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ, đảm bảo quân số thường trực trong những ngày cao điểm nắng nóng; chuẩn bị tốt máy móc, thiết bị, phương tiện, nhân lực sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra.

Ngành chức năng tỉnh đã hướng dẫn các chủ rừng xây dựng, rà soát, chỉnh sửa, bổ sung 150 phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã, 21 phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ rừng là tổ chức và 12.391 phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh; củng cố 1.257 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với 7.660 người tham gia; tiếp tục duy trì, củng cố, tu sửa 120,78 km đường băng trắng cản lửa; bảo dưỡng và lắp đặt mới các bảng biển tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ chữa cháy sẵn sàng tham gia ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

Tổ chức quản lý chặt chẽ 442 cây trội các loại; 0,6 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20,0 ha rừng giống chuyển hóa. Các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu phục vụ sản xuất giống. Toàn tỉnh đã trồng rừng tập trung 4.068,15 ha/5.550 ha đạt 73,3% kế hoạch; trồng cây phân tán 403.747 cây/906.200 cây đạt 44,6% kế hoạch. Khai thác 4.504,4 ha rừng trồng tập trung, với khối lượng 373.155,93 m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 5.855 m3 gỗ; 185.550,63 ste củi; 1.379.200 cây Tre, Bương, Luồng, Giang, Nứa...; 806,1 tấn Măng tươi ; 418,8 tấn dược liệu; 3.550 kg Mật ong rừng... Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt là 431.346,4 triệu đồng.

Công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được tăng cường. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh phát hiện và xử lý 21 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (phá rừng trái pháp luật 13 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 04 vụ; lấn chiếm rừng, lập lán trại trong rừng 01 vụ; khai thác rừng trái phép 01 vụ; tàng trữ, mua bán lâm sản trái pháp luật 01 vụ; thu giữ gỗ vô chủ 01 vụ). Tịch thu 18,356 m3 gỗ các loại (gỗ tròn nhóm thông thường 7,652 m3; gỗ xẻ nhóm IIA 0,092 m3; gỗ xẻ nhóm thường 10,612 m3); 05 dao phát, 01 máy hàn, 01 máy khoan, 01 máy cắt sắt, 01 cuộn dây điện; 03 cưa xăng. Số tiền nộp ngân sách Nhà nước 217,55 triệu đồng.../

 

 

Lê Thùy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline