Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 21:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ tư, 16/04/2025

Tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng cho hàng chục nghìn hộ dân

Thứ năm, 13/02/2025 06:02

TMO - Triển khai thực hiện các chính sách sinh kế cho người dân để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào rừng, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng đã giúp 50 nghìn hộ dân thuộc khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) cải thiện đời sống.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng ngập nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim, bảo vệ môi trường cư trú, phát triển cho các loài động thực vật, giữ gìn tính đa dạng sinh học tại địa phương. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai các hoạt động nhằm tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng cho các hộ dân sống trong khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim.

Với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, năm 1994 nơi đây đã được công nhận là Khu Bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia. Năm 2012, Vườn được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết, trong những năm qua tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ nghiên cứu và cơ sở vật chất trong công tác phòng chống cháy rừng. Trong đó, tập trung đầu tư nguồn lực phục vụ các kế hoạch bảo tồn và giám sát đa dạng sinh học, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại, công tác truyền thông nâng cao nhận thức người dân.

Bên cạnh đó còn có các chương trình, dự án các tổ chức trong và ngoài nước đồng hành cùng tỉnh trong việc bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Về điểm thuận lợi, Vườn quốc gia Tràm Chim luôn được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, các viện trường, các tổ chức và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Còn khó khăn, yếu tố khách quan do tác động của biến đổi khí hậu, sự thay đổi chế độ thủy văn của vùng đã làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, yếu tố xã hội cũng tác động không nhỏ đến việc thực hiện bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, vì xung quanh Vườn có khoảng 50 nghìn hộ dân sinh sống.

Đa phần họ thiếu đất canh tác, sinh kế không ổn định, thường vào Vườn đánh bắt trái phép (thủy sản, bắt ong, bẫy chuột) gây cháy rừng, làm suy giảm hệ sinh thái. Còn nguồn lực con người, cán bộ quản lý và chuyên môn đôi lúc còn hạn chế chuyên môn. Để giải quyết bài toán khó khăn lớn trong công tác bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim là áp lực dân cư và sinh kế của bà con sống xung quanh.

Người dân sống trong khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. (Ảnh minh hoạ: TTT). 

Do đó, những năm qua Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim đã xây dựng, thực hiện nhiều chính sách sinh kế cho người dân để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào Vườn. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Tràm Chim còn triển khai kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng (sử dụng các nguồn tài nguyên bên trong vườn). Ngoài ra còn có các chương trình dự án các tổ chức WWF, UNDP… hỗ trợ các mô hình tạo sinh kế cho người dân địa phương. Hiện nay, UBND huyện Tam Nông đang xây dựng Đề án sinh kế bền vững người dân xung quanh vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim để phát triển bền vững.

Vườn quốc gia Tràm Chim là vùng đất đất ngập nước. Nơi đây được xem là lá phổi xanh, túi trữ nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Đặc biệt, Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp còn được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam. Khu vực này có thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật bậc cao, với 6 kiểu quần xã đặc trưng: quần xã sen, lúa trời, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm.

Hệ chim nước có 231 loài, thuộc 25 chi, 49 họ. Trong đó, có 88% được tìm thấy vào mùa khô, chiếm 1/4 tổng số các loài chim tìm thấy ở Việt Nam; có nhiều loài chim quí hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và IUCN như: cốc đế, giang sen, già sói... và đặc biệt là sếu đầu đỏ đang được thế giới bảo vệ. Thủy sản có 150 loài cá nước ngọt, các loài cá nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: cá còm, cá mang rổ, cá duồng, cá hô; 191 loài thực vật, hệ thủy sinh vật đa dạng, phong phú với gần 180 loài tảo, 110 loài thực vật nổi, 26 loài thực vật đáy, gần 350 loài phiêu sinh thực vật, 34 loài bò sát lưỡng cư...

Với sự đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Tràm Chim còn là nơi bảo tồn văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười và đây còn là nơi nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên các tổ chức bảo tồn quốc tế về hệ sinh thái đất ngập nước nội địa. Vườn quốc gia Tràm Chim có tầm quan trọng quốc tế về mặt đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ, Vườn quốc gia Tràm Chim tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động bảo tồn thiên nhiên góp phần nâng cao hệ sinh thái rừng tự nhiên.

 

 

Quốc Hưng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline