Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 10:11
Chủ nhật, 14/05/2023 13:05
TMO - Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt trong mùa mưa lũ 2023, tỉnh Bắc Giang yêu cầu các Sở, ngành địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp.
Với 3 sông lớn chảy qua, Bắc Giang có gần 138,6 km đê, trong đó có một tuyến đê cấp II, 3 tuyến đê cấp III. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có tuyến đê hữu Lục Nam chưa phân cấp với chiều dài gần 15,5 km cùng hệ thống đê cấp IV, đê bối, đê bao. Mặc dù hằng năm, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch, giao các địa phương xử lý dứt điểm các vi phạm về đê điều, bảo đảm an toàn các tuyến đê song nhiều vi phạm vẫn tồn tại.
Kết quả trong năm 2022, ngành chức năng tỉnh đã xử lý được 261 trường hợp (kế hoạch 218/255 trường hợp, phát sinh mới 43/83 trường hợp, đạt 77,2%), tuy nhiên công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại hạn chế, chỉ đạo chưa quyết liệt, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm còn chưa chặt chẽ, nhiều công trình thủy lợi chưa được cắm mốc chỉ giới bảo vệ, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức
Trước những vi phạm trên, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận và các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Chủ trì, phối hợp với các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi xử lý triệt để các trường hợp vi phạm theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 796/UBND-KTN ngày 28/02/2023.
UBND tỉnh giao các Sở, ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý. Giải tỏa, xử lý triệt để hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; giám sát, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị trong việc thực hiện công tác bảo vệ, xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi xả thải vào công trình thủy lợi.
Các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi chủ động, tích cực phối hợp với UBND các huyện, TP xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 796/UBND-KTN ngày 28/02/2023. Tăng cường kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi về hình thức, số lượng và mức độ ảnh hưởng của các hành vi vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý. Kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện công tác bảo vệ, xử lý vi phạm công trình thủy lợi theo quy định. Chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý. Công khai tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng đất, xả nước thải trái quy định trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường, công an các huyện, TP phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Sở NN&PTNT đôn đốc, giám sát, kiểm tra, phối hợp với UBND các huyện, TP xử lý triệt để các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 796/UBND-KTN ngày 28/02/2023. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, TP và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn kiểm tra, đánh giá tình hình vi phạm công trình thủy lợi. Phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quy định của giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi, có ý kiến về hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn, công khai tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xử lý triệt để hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Theo số liệu báo cáo, từ năm 2018 đến hết năm 2022 toàn quốc đã phát hiện 56.978 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó năm 2022 phát sinh 5.388 vụ. Các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà ở, công trình, quản lý an toàn đập, hồ chứa, gây cản trở dòng chảy, xả rác thải, nước thải vào công trình thủy lợi.
Kết quả xử lý vi phạm đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ các vụ vi phạm đã được xử lý chưa cao: số vụ vi phạm đã được xử lý năm 2022 là 2.714 vụ (đạt 50,4%). Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại nêu trên là do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, nhiều công trình thủy lợi chưa được cắm mốc chỉ giới bảo vệ, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi đặc biệt trong mùa mưa lũ 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi: Tổ chức phê duyệt phạm vi vùng phụ cận và phương án bảo vệ, cắm mốc bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn (đối với các tỉnh chưa triển khai).
Chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện và Công ty Khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc địa bàn được giao phụ trách. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác giải tỏa, xử lý triệt để hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Tăng cường giám sát, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác bảo vệ, xử lý vi phạm công trình thủy lợi theo quy định; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi xả vào công trình thủy lợi.
Nguyễn Minh
Bình luận