Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Tăng cường quản lý việc gây nuôi động vật hoang dã

Thứ bảy, 06/01/2024 07:01

TMO - Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội hoạt động, các cơ quan chức năng cũng đã tăng cường các biện pháp quản lý để hạn chế vi phạm trong lĩnh vực hoạt động này.

Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm cho biết, trên toàn thành phố có 52 cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường, 167 cơ sở gây nuôi động vật rừng quý hiếm, 22 cơ sở gây nuôi gấu, với tổng số hàng nghìn cá thể. Các loài động vật được gây nuôi thương mại chủ yếu là cầy, cá sấu nước ngọt, lợn rừng, chim trĩ, đà điểu, dúi, nhím, rắn hổ mang; nuôi bảo tồn là hổ, báo, gấu, khỉ vàng, hạc, chim hồng hoàng... Động vật hoang (ĐVHD) dã hiện đang gây nuôi trên địa bàn thành phố có nguồn gốc hợp pháp. Các cơ sở đều có sổ theo dõi nuôi ĐVHD (theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Khi có biến động tăng, giảm đàn, các cơ sở đều ghi chép đầy đủ và báo cáo kịp thời cho lực lượng kiểm lâm theo quy định. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các cơ sở gây nuôi ĐVHD đều có chuồng trại kiên cố, phù hợp với đặc tính của loài được nuôi, bảo đảm an toàn cho con người; vị trí chuồng nuôi xa khu nhà ở và không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các cơ sở gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý hiếm đều được Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp mã số quản lý. Mục đích của các cơ sở này là nuôi phục vụ tham quan du lịch, tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn ĐVHD, bảo vệ môi trường thiên nhiên cho cộng đồng...

Các cơ quan chức năng thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động gây nuôi động vật hoang dã.

Gây nuôi các loại ĐVHD là một trong những biện pháp nhằm bảo tồn nguồn gen, giúp mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, để tránh tình trạng các cơ sở lợi dụng để nuôi nhốt ĐVHD trái phép; đưa ĐVHD săn bắt, khai thác ngoài tự nhiên vào nhập chuồng để hợp thức hóa ĐVHD... thì việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở gây nuôi luôn được Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng ở các địa phương kiểm tra thường xuyên.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố. Ngoài các quy định đã triển khai, hằng tháng, cán bộ của Chi cục kiểm lâm xuống các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã kiểm tra, kiểm soát và thu thập thông tin như: Biến động về tổng đàn, tình hình gây nuôi, các cá thể gây nuôi cụ thể... để quản lý số lượng. Những trường hợp động vật hoang dã ốm yếu, bị chết phải được thông báo ngay cho cơ quan chức năng lập biên bản, triển khai kế hoạch xử lý, tiêu hủy.

Chi cục Kiểm lâm còn thường xuyên thanh tra, kiểm tra các tụ điểm và khu chợ buôn bán động vật hoang dã trên toàn thành phố để xử lý nghiêm các vi phạm. Ngoài ra, để giảm số gấu nuôi nhốt trong khu dân cư, từ đầu năm 2023 đến nay, Chi cục kiểm lâm Hà Nội đã phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam vận động các hộ dân bàn giao 9 cá thể gấu cho các trung tâm cứu hộ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định.

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành chức năng nắm chắc tình hình gây nuôi ĐVHD trên địa bàn cũng như công tác thẩm định các điều kiện gây nuôi trước khi cấp giấy đăng ký trại nuôi. Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cũng kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đưa hoạt động gây nuôi ĐVHD vào nền nếp; xử lý nghiêm trường hợp nuôi nhốt lợi dụng mua ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp để hợp thức hóa, trục lợi. Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cũng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ ĐVHD cho lực lượng kiểm lâm, công chức các cơ quan chức năng cũng như nhận thức của tổ chức, cá nhân tham gia gây nuôi ĐVHD.

Thời gian qua, các địa phương và các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình đăng ký gây nuôi các loài động vật hoang dã. 

Cả nước hiện có khoảng hơn 9.000 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã đã được cấp phép, với 2,5 triệu cá thể của 300 loài được nuôi và hàng trăm chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã, tập trung tại 54 tỉnh, thành phố. Trong đó, các hộ gia đình, tư nhân tham gia vào hoạt động này chiếm tới hơn 90%. Bên cạnh đó, tại một số khu du lịch sinh thái, vườn thú cũng có gây nuôi động vật hoang dã với số lượng lớn, nhưng không vì mục đích thương mại.

Thời gian qua, các địa phương và các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình đăng ký gây nuôi các loài động vật hoang dã, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng, giảm áp lực săn bắt các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn không ít hộ chăn nuôi động vật hoang dã chưa tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi động vật hoang dã, chưa khai báo tăng, giảm số lượng cá thể nuôi. Mặt khác, việc sử dụng các sản phẩm của động vật hoang dã làm thực phẩm không có nguồn gốc hợp pháp tại các nhà hàng, quán ăn vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi; hoạt động mua bán, vận chuyển động vật hoang dã và các sản phẩm trái pháp luật còn diễn ra dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho công tác quản lý động vật hoang dã.

Nhằm bảo đảm các hoạt động gây nuôi động vật hoang dã, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

 

 

Hải Long 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline