Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 11:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Tăng cường quản lý nhà kính, giảm tác động của biến đổi khí hậu

Thứ ba, 13/12/2022 03:12

TMO - Việc phát triển nhà kính ồ ạt đã tác động mạnh đến cảnh quan, môi trường, đa dạng sinh học, vì vậy ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng dự kiến sẽ cần hơn 178 tỷ đồng để quản lý nhà kính trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị phê duyệt Đề án quản lý nhà kính thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn. Đề án này được xây dựng trong bối cảnh công nghệ nhà kính được áp dụng tại tỉnh Lâm Đồng trong 18 năm qua phát triển một cách mạnh mẽ.  Đến nay, diện tích nhà kính toàn tỉnh đạt 4.476 ha, trong đó TP Đà Lạt chiếm 57% với 2.500 ha. Ngoài ra, huyện Lạc Dương có 942 ha nhà kính (21,7%), Đơn Dương 340 ha (7,8%), Đức Trọng 193 ha (4,5%), Lâm Hà 280 ha (6,5%)... Phần lớn nhà kính trên địa bàn là loại đơn giản do người dân tự lắp ráp bằng tầm vông, sắt; loại hiện đại nhập khẩu chỉ chiếm 3,8%.

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, bên cạnh lợi ích kinh tế do công nghệ nhà kính mang lại trong sản xuất nông nghiệp, việc phát triển quá nhanh, thiếu kiểm soát đã ảnh hưởng mỹ quan đô thị, môi trường; nhiều loài thiên địch trong nhà kính giảm, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật sống trong tự nhiên; Sử dụng nhà kính không đạt chuẩn, phát triển tự phát với tốc độ nhanh, mật độ xây dựng cao tại một số khu vực đã tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; tính đa dạng sinh học bị hạn chế, thành phần nhiều loài thiên địch trong nhà kính giảm, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật sống trong tự nhiên. Tỷ lệ sử dụng nhà kính không đạt chuẩn ở mức cao sẽ tạo dòng chảy lớn, gây lũ quét, làm giảm khả năng thẩm thấu nước dẫn đến nguy cơ giảm mực nước ngầm.

Nhà kính ở thượng nguồn suối Cam Ly, TP Đà Lạt. Ảnh: Phước Tuấn 

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT Lâm Đồng kiến nghị cần  phải có giải pháp để quản lý và kiểm soát nhà kính nên việc ban hành đề án có ý nghĩa rất lớn để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, giải pháp, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả công tác quản lý. Đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại.

Đề án trên được triển khai hướng đến mục tiêu xác định lộ trình đến năm 2030 giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP Đà Lạt so với hiện trạng năm 2022. Ngoài ra rà soát, xác định các vùng được phép sản xuất nông nghiệp ứng dụng nhà kính để khuyến khích, hỗ trợ người dân nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi đảm bảo nhà kính đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và cảnh quan môi trường, xác định các giải pháp, triển khai các mô hình hiệu quả, khả thi, bảo đảm sinh kế giúp doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân từng bước giảm dần diện tích nhà kính sản xuất nông nghiệp, chuyển sang sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao không sử dụng nhà kính.

Cụ thể, cơ quan chức năng địa phương tỉnh Lâm Đồng sẽ rà soát, giải tỏa 100% nhà kính xây dựng trái quy định trên đất lâm nghiệp, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và nguồn nước, khu vực công trình an ninh, quốc phòng... Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, giảm 20% diện tích nhà kính sản xuất nông nghiệp tại các vùng nội ô, nội thị, khu dân cư (các phường 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12) trên địa bàn TP.Đà Lạt và các huyện lân cận so với thực trạng của năm 2022. Đến năm 2030, giảm dần và tiến tới không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP.Đà Lạt so với hiện trạng năm 2022. Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện đề án là hơn 178 tỷ đồng, gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước hơn 3,5 tỷ đồng (chiếm 2,0%), kinh phí của tổ chức, cá nhân hơn 172,6 tỷ đồng (chiếm 96,5%).

 

 

Minh Thanh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline