Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Tăng cường quản lý mã số vùng trồng đối với sản phẩm trồng trọt

Thứ ba, 16/05/2023 13:05

TMO - Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh rà soát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhằm đảm bảo đúng loại cây trồng, diện tích và chủ thể, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Trong đó 33 vùng trồng sầu riêng với diện tích 2.135,2 ha và 2 vùng trồng chanh leo với diện tích 111 ha. Cụ thể, đối với 33 mã số  vùng trồng sầu riêng với diện tích 2.135,2 ha/683 hộ, sản lượng đạt 75.001,3 tấn/năm, trong đó: huyện Đạ Tẻh 9 mã với quy mô 582,7 ha cùng sự tham gia của 112 hộ với tổng sản lượng là 20.802 tấn/năm.

Huyện Đạ Huoai 06 mã với quy mô 289,8 ha cùng sự tham gia của 74 hộ với tổng sản lượng là 10.227 tấn/năm; huyện Bảo Lâm 05 mã với quy mô 342,5 ha cùng sự tham gia của 140 hộ với tổng sản lượng là 12.453,4 tấn/năm; huyện Cát Tiên 05 mã với quy mô 404,7 ha cùng sự tham gia của 174 hộ với tổng sản lượng là 12.106,9 tấn/năm; huyện Đam Rông 04 mã với quy mô 212,5 ha cùng sự tham gia của 49 hộ với tổng sản lượng là 7.993,5 tấn/năm; huyện Di Linh 03 mã với quy mô 153,02 ha cùng sự tham gia của 60 hộ với tổng sản lượng là 5.418,5 tấn/năm.

Toàn tỉnh Lâm Đồng có 33 vùng trồng sầu riêng với diện tích 2.135,2 ha phục vụ xuất khẩu. 

Toàn tỉnh có 28 Công ty, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đề nghị cấp mã vùng trồng và 08 Công ty đề nghị cấp mã cơ sở đóng gói đã gửi Cục Bảo vệ thực vật và đang chờ Tổng Cục Hải quan, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phê duyệt. Trong đó, mã số vùng trồng có 66 hồ sơ đề nghị cấp mã với sự tham gia của 1.378 hộ, tổng diện tích 2.960,8 ha, cụ thể: huyện Đạ Huoai 29 hồ sơ với diện tích 1.271,2 ha/627 hộ dân liên kết;

Huyện Di Linh 13 hồ sơ với diện tích 539,9 ha/250 hộ dân liên kết; huyện Đạ Tẻh 10 hồ sơ với diện tích 457,1 ha/291 hộ dân liên kết; huyện Bảo Lâm 07 hồ sơ với diện tích 301.9 ha/75 hộ dân liên kết; TP Bảo Lộc có 03 hồ sơ với tổng diện tích 220,7 ha/98 hộ dân liên kết; huyện Cát Tiên 03 hồ sơ với diện tích 151 ha/33hộ dân liên kết; huyện Lâm Hà 01 hồ sơ với diện tích 19,1 ha/4 hộ dân liên kết. Mã cơ sở đóng gói có 08 hồ sơ với tổng diện tích nhà xưởng 9.796 m2 và công suất đóng gói đạt 530 tấn/ngày.

Đối với thị trường trong nước, toàn tỉnh đã được phê duyệt cấp 06 mã số vùng trồng nội địa với tổng diện tích 189,7 ha (trong đó: 85 ha Macca tại Di Linh; 13,7 ha Thanh long tại Lâm Hà; 83 ha chè tại Bảo Lâm; 08 ha cà phê tại Di Linh và Đức Trọng) cho 02 hộ sản xuất và 04 doanh nghiệp, HTX.

Thời gian qua, các mặt hàng nông sản có lợi thế của tỉnh Lâm Đồng như sầu riêng, chanh dây, khoai lang, ... được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp sơ chế, đóng gói, chế biến nông sản (sầu riêng, chanh dây, khoai lang, ớt,...) xuất khẩu trực tiếp cho nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapor, Malaysia,...

Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa bố trí nguồn lực trong công tác thiết lập mã vùng trồng, cơ sở đóng gói. Một số doanh nghiệp, HTX, THT người dân và cả một số cán bộ kỹ thuật ở các địa phương (huyện, xã, phường, thị trấn) chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã đóng gói nông sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều vùng trồng có diện tích sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất không tập trung (còn trồng xen các cây trồng khác trong vườn trồng chính) ảnh hưởng đến quá trình khảo sát, đánh giá để thiết lập mã.

Nhiều cơ sở đóng gói có quy trình đóng gói không đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu: không đủ thiết bị, thiếu bước tring quy trình (rửa lần 2 đối với sản phẩm, xử lý phế phụ phẩm, ...); không đóng gói theo nguyên tắc một chiều, chưa có phân khu riêng, không có khu vực kiểm tra trước khi xuất hàng. Nhiều vùng trồng chưa nhận diện và xử lý sinh vật gây hại, đặc biệt là các đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV); chưa áp dụng đúng các biện pháp quản lý sinh vật gây hại; chưa áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), không thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), không có bể chứa bao bì, …

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các địa phương kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất tại các vùng trồng được cấp mã. 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các doanh nghiệp HTX, THT và cơ sở đóng gói: Khi phát hiện các đối tượng KDTV tại vùng trồng và cơ sở đóng gói, báo cáo ngay cho Chi cục Trồng trọt và BVTV để phối hợp tiến hành điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục. Cơ sở đóng gói phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hoa trước khi xuất khẩu. Có cơ chế giám sát quy trình đóng gói Các doanh nghiệp, HTX, THT tăng cường tuyên truyền cho các hộ liên kết về quy định của mã vùng trồng, CSĐG đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của các nước nhập khẩu về KDTV, ATTP.

Đồng thời kiến nghị Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức, cá nhân để nhập nhật ký điện tử cho các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số. Đồng thời tổ chức lớp tập huấn về công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng đối với ngọn giống, hạt giống rau hoa các loại phục vụ xuất khẩu.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện; Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc: Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để tổ chức tập huấn cho nông dân về quy trình thiết lập, cấp mã số vùng trồng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và BVTV giám sát, duy trì các mã số vùng trồng, CSĐG đã được cấp tại địa phương. Chỉ đạo Trung tâm Nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và BVTV hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của địa phương (trong đó có cây sầu riêng). Hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với nông dân xây dựng mã số vùng trồng tại địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại số 1550/UBND-NN ngày 03/3/2023. 

Hiện nay, toàn quốc có 6.439 vùng trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số xuất khẩu, bao gồm 25 sản phẩm, như thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, thạch đen và khoai lang, tập trung xuất khẩu đi 11 thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và Singapore.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, công tác quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu trong những năm qua cho thấy, mặc dù các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao rào cản kỹ thuật, buộc Việt Nam phải tuân thủ, song nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào công tác mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói, mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng.

Chính vì vậy, để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, tất cả các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết và quản lý chặt chẽ hơn nữa vùng trồng, cũng như cơ sở đóng gói. Với mục đích này, Bộ NN&PTNT đã ban hành Văn bản hướng dẫn số 1776/BNN-BVTV để phân cấp rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên.

 

 

Lê Anh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline