Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 16:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Tăng cường quản lý, giám sát mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu

Thứ tư, 02/10/2024 14:10

TMO - Nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu, những năm qua, tỉnh Long An đã đẩy mạnh việc thiết lập cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc

Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại nông sản trên thị trường thế giới hiện nay, việc cấp chứng nhận truy xuất nguồn gốc cho nông sản mang tầm quốc tế trở thành điều cấp thiết của ngành trồng trọt. Mã số vùng trồng được xem là tấm vé thông hành quan trọng để nông sản xuất khẩu. Do đó, việc xây dựng mã số vùng trồng đang là việc làm rất cần thiết nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng với những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo phục vụ nhu cầu thị trường, từ đó góp phần đưa nông sản vươn tầm thế giới.

Việc cấp mã số vùng trồng không chỉ giúp người tiêu dùng và cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu thông qua việc sản xuất theo quy trình nhất định có kiểm soát dịch hại, đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, mà còn giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Đồng thời, có thể xem đây là “chìa khóa” trong việc xây dựng lòng tin về chất lượng, uy tín nông sản Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế cũng như lợi ích kinh tế của người nông dân.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho rằng, hiện nay điều kiện tiên quyết khi xuất khẩu nông sản ra thế giới là phải thiết lập và được cấp mã số quản lý vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói nông sản. Theo đó, các thị trường đều đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc bằng cách tham gia chương trình kiểm soát. Hồ sơ ghi chép phải đảm bảo các yêu cầu ghi chép lại đầy đủ, trung thực các khâu trong toàn chuỗi sản xuất; đảm bảo truy xuất nguồn gốc khi có vi phạm; mỗi vùng trồng, cơ sở đóng phải có một mã số riêng.

Việc đảm bảo chất lượng sản xuất tại vùng trồng thanh long được cấp mã là nhiệm vụ quan trọng được đẩy mạnh triển khai (Ảnh minh họa).    

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An, đến nay toàn tỉnh có 294 lượt mã số vùng trồng với tổng diện tích gần 14.122ha xuất khẩu sang các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Châu Âu, Nga, Anh và Trung Quốc. Các nông sản được cấp mã số vùng trồng chủ yếu là thanh long, chanh, dưa hấu, sầu riêng,...

Cụ thể, thanh long 229 mã số, chanh 41 mã số, dưa hấu 13 mã số, sầu riêng 5 mã số, xoài 2 mã số, chuối 2 mã số, khoai lang 1 mã số, mít 1 mã số. Bên cạnh đó, tỉnh còn có 11 lượt mã số vùng trồng đã hoàn chỉnh hồ sơ gửi Cục Bảo vệ thực vật nhưng chưa được cấp mã số đối với các sản phẩm: Chanh, sầu riêng, khoai lang; 1 lượt mã số sầu riêng đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra trực tuyến, có báo cáo khắc phục và đang chờ kết quả. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 161 mã số cơ sở đóng gói đang hoạt động, trong đó: Thanh long 105 mã số; chanh 31 mã số; chuối 1 mã số; mít, sầu riêng, xoài 21 mã số và khoai lang 3 mã số. 

Những năm qua, huyện Tân Thạnh là một trong những địa phương phát triển mạnh về trồng cây ăn trái, trong đó, có cây mít và sầu riêng. Nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản, nâng tầm sản vật địa phương, huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp để hướng dẫn người dân xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Theo đó, Tân Thạnh là huyện đầu tiên của tỉnh được Trung Quốc cấp 2 mã số vùng trồng trên cây sầu riêng. Đến nay, huyện xây dựng được 3 mã số vùng trồng trong đó, 2 mã số vùng trồng trên cây sầu riêng xuất đi Trung Quốc và 1 mã số vùng trồng cho chanh không hạt xuất đi châu Âu.

Theo các hộ sản xuất trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh): Cây sầu riêng phải trồng từ 5 năm trở lên mới cho thu hoạch. Chi phí đầu tư rất cao, từ khi trồng đến thu hoạch tốn từ 5 - 7 triệu đồng/cây. Để không bị thương lái ép giá, bảo đảm đầu ra ổn định, các hộ sản xuất đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mã số vùng trồng. Sau khi có mã số vùng trồng, các hộ này ký kết với một công ty thu mua với giá cao hơn thị trường ít nhất 5.000 đồng/kg.

Ngoài ra, với các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Thạnh, xây dựng mã số vùng trồng là cách để xây dựng thương hiệu cho trái sầu riêng Tân Thạnh. Để được cấp mã số vùng trồng, các hộ dân xây dựng nhà pha thuốc, hố xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, nhà kho, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ,...

Tại các vùng trồng chanh không hạt được cấp mã số, nông sản này thuận lợi hơn trong tiêu thụ.  

Huyện Cần Giuộc hiện có 15 mã số vùng trồng được cấp với tổng diện tích hơn 110ha. Trong đó, lúa là 2 mã số với diện tích 16,8ha; rau 13 mã số với diện tích 93,2ha. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc, để nâng cao chất lượng, diện tích mã số vùng trồng, thời gian tới, các ngành chức năng huyện tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho hợp tác xã, doanh nghiệp, nông dân, cán bộ kỹ thuật địa phương quy định về mã số vùng trồng.

Đồng thời, áp dụng quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt; bảo đảm quy trình chăm sóc, phù hợp với điều kiện từng vùng,…Ngoài ra, hỗ trợ các cơ sở sản xuất nâng cao năng lực và kỹ năng tổ chức sản xuất, giám sát chất lượng, tiếp cận thị trường, thông tin về sản phẩm; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển thương hiệu góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Toàn huyện Thạnh Hóa hiện có hơn 600ha chanh, tập trung ở xã Thuận Bình, Tân Hiệp. Trong đó, có hơn 103ha chanh ứng dụng công nghệ cao và 165ha chanh được doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu. Thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực xây dựng mã số vùng trồng cho cây chanh nhằm ổn định đầu ra.

Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Hoàng Thành (huyện Thạnh Hóa), nhiều hộ sản xuất được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn về quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, VietGAP và GlobalGAP; đồng thời, được kết nối với HTX Nông nghiệp Xanh (tỉnh Tiền Giang) để tiêu thụ nông sản. Khi sản xuất theo quy trình VietGAP, nông sản bảo đảm chất lượng và có đầu ra ổn định, giá tiêu thụ cũng cao hơn giá thị trường từ 3.000-5.000 đồng/kg. Khi ứng dụng quy trình sản xuất này, nông dân chủ yếu sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, các chế phẩm sinh học, giúp bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm chi phí sản xuất... 

Thời gian tới, để bảo đảm phát triển nông sản bền vững, phục vụ tốt cho yêu cầu xuất khẩu nông sản, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên cây lúa, sầu riêng, thanh long, mít, chanh, chuối, dừa, khoai lang…; đồng thời, bảo đảm việc xây dựng vùng trồng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định về thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu như yêu cầu chung về vùng trồng (Vùng trồng áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), có chung quy trình sản xuất và quản lý sinh vật gây hại, diện tích của vùng trồng tối thiểu là 10ha,…);

Bên cạnh đó là yêu cầu về biện pháp quản lý sinh vật gây hại; yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; yêu cầu về an toàn thực phẩm; yêu cầu về ghi chép hồ sơ; yêu cầu về nhân sự và các yêu cầu khác (bảo đảm vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật để tránh tái lây nhiễm; trong quá trình thu hoạch cần áp dụng các biện pháp để tránh sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất và tái nhiễm sinh vật gây hại; vùng trồng có nhiều hộ dân sản xuất phải có người đại diện). 

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như: xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng. Thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand và Australia là những thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhiều nhất. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, với hơn 3.900 mã số vùng trồng, 626 mã số cơ sở đóng gói.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quan tâm, chỉ đạo sát sao và ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Cụ thể như: Công văn 5841/BNN-BVTV ngày 26/8/2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc tăng cường giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; Công văn số 2425/BNN-BVTV ngày 27/4/2021 về việc kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói để cấp mã số phục vụ xuất khẩu; Công văn số 1776/BNN-BVTV ngày 23/3/2023 về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu... 

Trong khi đó, người sản xuất cũng ngày càng quan tâm hơn đến mã số vùng trồng; tự nguyện đăng ký tham gia các vùng trồng; tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp tích cực phối hợp, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ sở đóng gói để đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

 

Lê An

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline