Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Tăng cường phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong mùa mưa bão

Thứ ba, 16/07/2024 14:07

TMO - Cùng với các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn ngành tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Lâm Đồng, kết thúc mùa mưa năm 2024, trên địa bàn Lâm Đồng có khả năng vào đầu tháng 12/2024, muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Trong 6 tháng cuối năm 2024, toàn tỉnh Lâm Đồng có khả năng xảy ra từ 10 - 12 đợt mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa từ 100 - 250mm/đợt, cần đề phòng mưa lớn kèm theo giông, lốc, sét và gió giật mạnh… Theo đó, mùa lũ chính năm 2024 trong tỉnh Lâm Đồng tập trung vào 3 tháng 8,9,10, khả năng kết thúc vào tuần cuối tháng 10. Riêng sông Đa Nhim có khả năng kết thúc vào tuần cuối tháng 12. Đỉnh lũ năm 2024 có khả năng trong 2 tháng 7, 8 trên các sông, suối nhỏ; 2 tháng 10, 11 trên sông Đa Nhim, Đồng Nai. 

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có mưa to và rất to. Để chủ động ứng phó với thiên tai, bão lụt và phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế tỉnh đề nghị các đơn vị y tế trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt một số nội dung cụ thể:  

Đối với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Giám đốc các đơn vị y tế trong toàn ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, không được chủ quan, lơ là trong việc triển khai các biện pháp, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm được giao. Chủ động triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai theo các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Sở Y tế trong thời gian vừa qua.

Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết nguy hiểm, thiên tai để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”; rà soát, cập nhật kịch bản để chủ động ứng phó với tình huống thiên tai nguy hiểm như mưa, lũ lớn diện rộng, lũ quét, sạt lở đất.

Thực hiện nghiêm chế độ trực ban, trực cấp cứu ngoại viện, trực hậu cần; duy trì nhiều hình thức thông tin liên lạc không để xảy ra mất liên lạc trong thiên tai, đặc biệt trong mùa mưa bão. Ban Chỉ huy và lực lượng thường trực tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị tổ chức thường trực 24/24 giờ, bổ sung dự trữ vật chất (thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế) sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống; tu sửa kho tàng bảo đảm an toàn trong thiên tai.

Cùng với các Sở, ngành, địa phương, ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng triển khai phương án ứng phó với thiên tai và phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão. 

Triển khai các phương án bảo đảm cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị; phân tán, sơ tán cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân đến nơi an toàn trong các trường hợp thiên tai, thảm họa lớn, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người dân và cơ sở y tế; đặc biệt đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế. Rà roát mức độ an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng của tất cả các công trình, dự án, nhà, đất do đơn vị quản lý để thực hiện các biện pháp gia cố, xử lý nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện, tài sản và ổn định công trình.

Đối với các công trình đang thi công, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhà thầu khẩn trương thi công hoàn thành công trình, dự án. Đối với các hạng mục, phần việc có nguy cơ mất an toàn, yêu cầu nhà thầu thi công phải lập hàng rào che chắn, có biện pháp neo giữ, gia cố dàn giáo thi công, máy móc và các thiết bị thi công trước khi có gió bão; đối với nhà tạm, lán trại trên công trường kiểm tra việc đảm bảo an toàn đối với nhà tạm, lán trại trên công trường trong quá trình thi công.

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh: Chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra. Củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, quản lý các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, đảm bảo nước sạch và quản lý chất thải y tế trong mùa bão lũ. Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, nhất là bệnh sốt xuất huyết và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Tổ chức các đoàn công tác của đơn vị thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân. Chủ động cấp hóa chất xử lý nước, môi trường; triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt. 

Theo Ban Chỉ huy, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng, nhiều loại hình thiên tai gây thiệt hại về người và tài sản hiện vẫn khó dự báo như giông sét, lốc xoáy, mưa đá, sương muối, lũ quét... Trong khi đó việc ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo thiên tai còn chưa đáp ứng nhu cầu; nguồn lực còn hạn chế và phân tán, chưa huy động được nhiều doanh nghiệp, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ cho phòng, chống thiên tai. 

Trước diễn biến thời tiết, thiên tai phức tạp trong những tháng cuối năm, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức trực ban 24/24 giờ để kịp thời chỉ đạo ứng phó và xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra các tuyến đường xung yếu, cầu yếu, đoạn đường đèo thường sạt lở để sửa chữa, khắc phục, cảnh báo đề phòng. Đặc biệt chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện ứng phó cứu nạn, cứu hộ đến nơi an toàn; hỗ trợ kinh phí, lương thực và nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”. 

 

 

Đức Hiếu 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline