Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Tăng cường liên kết quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Thứ hai, 09/10/2023 09:10

TMO - Nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng giáp ranh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái khu vực, thời gian qua ngành chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng tại các tỉnh lân cận, qua đó kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi xâm hại diện tích rừng trái phép.

Thành phố Hà Nội có hơn 27.100ha rừng và đất lâm nghiệp ở 7 huyện, thị xã. Rừng của Hà Nội nằm giáp ranh với các tỉnh: Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh. Trước đây, tại các khu vực rừng giáp ranh thường xảy ra cháy rừng, phá rừng như: Giữa xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), giữa xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) với huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên); huyện Mỹ Đức (Hà Nội) với huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam)...

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; công tác xử lý vi phạm trong xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp. Đặc biệt là phối hợp trong công tác tuyên truyền cho các chủ rừng vùng giáp ranh. 

Theo đó, hằng năm Hạt Kiểm lâm Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) và Hạt Kiểm lâm số 8 (huyện Ba Vì) chủ động phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng cho nhân dân trên địa bàn các xã giáp ranh; vận động người dân, các chủ rừng tại vùng giáp ranh ký cam kết bảo vệ rừng, không khai thác trái phép, chặt phá rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tham gia đấu tranh phát hiện, tố giác hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Lực lượng kiểm lâm Hà Nội kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: HS. 

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm Hà Nam tăng cường công tác tuyên truyền, bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung, loài voọc mông trắng nói riêng tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn; phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ tổ chức tuyên truyền đến người dân sống dọc hai bên sông Hồng bảo vệ các loài chim hoang dã di cư.

Theo Hạt Kiểm lâm số 9 (Mỹ Đức), từ khi ký kết phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh của huyện Mỹ Đức với 2 tỉnh Hà Nam, Hòa Bình rất thuận lợi. Đặc biệt từ khi khu bảo tồn voọc mông trắng tại Hà Nam được thành lập và đi vào hoạt động, tình trạng buôn bán động vật hoang dã ở khu vực lễ hội chùa Hương, khu vực Tam Chúc đã giảm rõ rệt so với trước đây.

Tháng 5/2023, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên tổ chức chuyển giao thành công 6 cá  thể Hổ do người dân tự nguyện giao nộp từ thành phố Thái Nguyên về Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, góp phần phát huy giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin về cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp 4, cấp 5 ở khu vực giáp ranh để kịp thời ứng phó. Khi có cháy rừng, lực lượng kiểm lâm các địa phương tổ chức huy động lực lượng tham gia chữa cháy kể cả khi đám cháy chưa lan sang khu vực thuộc địa bàn quản lý. Đặc biệt, các hạt kiểm lâm, đội kiểm lâm cơ động các tỉnh giáp ranh cũng thường xuyên phối hợp, chia sẻ thông tin về đối tượng vận chuyển lâm sản trái pháp luật để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản ở khu vực vùng giáp ranh còn tồn tại một số hạn chế. Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết, lực lượng kiểm lâm địa bàn khu vực giáp ranh còn mỏng nên công tác phối, kết hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp chưa thường xuyên. Lực lượng kiểm lâm các địa phương mới chỉ triển khai công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin liên lạc, còn công tác phối hợp trong tuần tra rừng giữa các bên rất hạn chế.

Đáng chú  ý, diện tích rừng khu vực giáp ranh giữa thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên), thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) có sự trùng lấn, chưa được giải quyết; tình trạng đốt dọn thực bì của người dân khu vực giáp ranh tiềm ẩn nguy cơ cháy lan sang rừng phòng hộ của huyện Sóc Sơn nhưng các bên chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, quản lý…

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ rừng đối với người dân tại khu vực rừng giáp ranh được lực lượng kiểm lâm chú trọng.

Thời gian tới, để rừng của Hà Nội và các tỉnh giáp ranh phát triển ổn định, bền vững, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và 7 tỉnh giáp ranh tham mưu, đề xuất UBND cấp tỉnh, Sở NN&PTNT giải pháp quản lý bảo vệ rừng phù hợp với từng địa phương. Đặc biệt, trên cơ sở quy chế phối hợp đã ký kết, các Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện giáp ranh hoàn thiện và bổ sung kế hoạch, phương án phối hợp phù hợp với từng địa bàn quản lý; tiến tới nâng cấp, hoàn thiện quy chế phối hợp cấp huyện, xã, nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng tại chỗ. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.

Cùng với đó, tiếp tục trao đổi, cung cấp thông tin và thiết lập đường dây nóng, vận động Nhân dân tố giác đối tượng vi phạm pháp luật Lâm nghiệp; kịp thời xử lý các vụ cháy rừng, phá rừng tại khu vực giáp ranh để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại đến tài nguyên rừng. Tăng cường phối hợp tuần tra chung để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR; phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn, truy quét, xác minh, xử lý các đối tượng vi phạm về quản lý vận chuyển, buôn bán lâm sản.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đề nghị, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh cần quan tâm xây dựng quy chế phối hợp tận gốc đến từng thôn, tổ, đội bảo vệ rừng có khu rừng giáp ranh. Trong đó đề xuất huy động nguồn kinh phí cho hoạt động phối hợp của các tổ, đội. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ, phần mềm trong quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, PCCCR, chia sẻ kinh nghiệm quản lý qua vệ tinh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ cháy rừng.

 

 

Hoàng Vân

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline