Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 16:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Tăng cường giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép chim yến

Chủ nhật, 02/07/2023 06:07

TMO - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và phản ánh của một số cơ quan liên quan, công tác quản lý nuôi chim yến hiện nay vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Việc phát triển các cơ sở nuôi chim yến chủ yếu theo hình thức tự phát, không theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, gây khó khăn cho công tác quản lý và giảm hiệu quả đầu tư.  

Chim yến được chính thức công nhận là động vật trong chăn nuôi tại Luật Chăn nuôi năm 2018. Trong thời gian qua, ngành nuôi yến đã có bước phát triển mạnh mẽ; đến nay 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nuôi chim yến với khoảng trên 24.000 nhà yến, sản lượng 120 - 150 nghìn tấn/năm, giá trị khoảng trên 500 triệu đô la Mỹ, tạo nhiều công ăn việc làm và nguồn thu nhập lớn cho người dân. Việt Nam là một trong bốn nước (Malaysia, Indonesia, Thái Lan) được Trung Quốc chấp thuận cho phép xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như phản ánh của một số cơ quan liên quan, công tác quản lý nuôi chim yến hiện nay vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Việc phát triển các cơ sở nuôi chim yến chủ yếu theo hình thức tự phát, không theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, gây khó khăn cho công tác quản lý và giảm hiệu quả đầu tư.

Đồng thời, tình trạng săn bắt chim yến theo kiểu tận diệt xảy ra ở nhiều địa phương làm suy giảm đàn chim yến cả ngoài tự nhiên và tại các cơ sở nuôi, gây bức xúc trong dư luận. Ngoài ra, việc sơ chế, chế biến các sản phẩm tổ yến chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt chim yến trái phép. 

Để khẩn trương khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm từ tổ yến, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung, ưu tiên nguồn lực, chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp:

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt chim yến trái phép, trong đó tập trung: tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không săn bắt, tiêu thụ chim yến, kịp thời tố giác những hành vi săn bắt chim yến trái phép; thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm tra, ngăn chặn, tháo dỡ, thu hồi các phương tiện, dụng cụ bẫy, bắt trái phép; xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, bẫy, vận chuyển, tiêu thụ chim yến trái pháp luật; tổ chức triệt phá dứt điểm các tụ điểm buôn bán các loài chim hoang dã, chim yến trái pháp luật trên địa bàn.

Khẩn trương tham mưu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định vùng nuôi chim yến theo đúng quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.  Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai cơ sở nuôi yến, đăng ký mã số cơ sở nuôi yến theo đúng quy định pháp luật về chăn nuôi để phục vụ công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương tổ chức phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh trên gia cầm; triển khai xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh lây lan sang đàn chim yến; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và chế biến các sản phẩm tổ yến tại địa phương. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong nuôi, phòng, chống dịch bệnh, quản lý nuôi chim yến, bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các sản phẩm từ tổ yến.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và quy định trong quản lý nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ tổ yến, kiên quyết cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đi đôi với việc bố trí nguồn lực và có công cụ kiểm tra, kiểm soát. Sớm ban hành hướng dẫn cụ thể và các tiêu chuẩn liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở chăn nuôi; ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí xây dựng hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu trực tuyến liên quan đến cơ sở nuôi, khai thác và chế biến sản phẩm tổ yến phục vụ giám sát an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu các sản phẩm từ tổ yến. Chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước và các cơ quan liên quan, phấn đấu trong năm 2023 hoàn tất việc đánh giá, xuất khẩu các sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc và xúc tiến mở rộng xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khác.

Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu thị trường các nước, thúc đẩy giới thiệu quảng bá các sản phẩm tổ yến thông qua các hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến sang thị trường các nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo hướng dẫn quản lý, bảo vệ các loài chim yến theo chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2022. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp săn bắt chim yến trái phép. 

Bộ NN&PTNT đánh giá sản lượng sản phẩm từ yến hiện nay đem lại giá trị kinh tế rất cao. 

Thống kê của Bộ NN&PTNT tính đến ngày 19/6, có 35 doanh nghiệp với khoảng gần 3.000 cơ sở nuôi chim yến (trong tổng số gần 24.000 cơ sở nuôi chim yến trên toàn quốc) đang tích cực chuẩn bị để sớm xuất khẩu các sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc. Hiện cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến. Số lượng nhà nuôi yến toàn quốc tăng rõ rệt trong những năm qua. Theo báo cáo của 18 tỉnh, nếu năm 2017, chỉ có hơn 8.300 nhà yến, đến tháng 8/2019 có hơn 11.750 nhà yến, đến năm 2021 đạt 22.363 nhà nuôi yến thi đến năm 2022, số nhà yến tăng lên con số 23.665. 

Địa phương có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất là Kiên Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất hiện nay là Kiên Giang (2.995 nhà yến), tiếp đến là Bình Định (1.722 nhà yến). Các vùng kinh tế có 100% số tỉnh nuôi yến gồm: Vùng ĐBSCL (13 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh), Nam Trung Bộ (8 tỉnh) và Tây Nguyên (5 tỉnh) có 100%. Trong đó, nhiều nhất là ĐBSCL với 10.572 nhà yến, chiếm 44,67%; tiếp đến là Nam Trung Bộ với 5.965 nhà yến, chiếm 25,21%. Vùng Đông Nam Bộ có 4.958 nhà yến, chiếm 20,95%. Vùng Tây Nguyên có 1.969 nhà yến, chiếm 8,32%. Các tỉnh phía bắc với 201 nhà yến, chỉ chiếm 0,85% vì khí hậu mùa đông lạnh, không phù hợp cho yến sinh trưởng.

Bộ NN&PTNT đánh giá sản lượng sản phẩm từ yến hiện nay đạt khoảng 200 tấn/năm đem lại giá trị kinh tế rất cao với trị giá khoảng 200 triệu USD/năm. Con số này vượt qua nhiều ngành kinh tế tiềm năng, đặc hữu thị trường thế giới. Dù là ngành nghề mới nhưng nuôi yến là rất triển vọng và có thế mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành sản xuất yến còn tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động địa phương. 

 

 

Thanh Tùng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline