Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Tăng cường công tác bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học

Thứ tư, 19/07/2023 08:07

TMO - Lâm Đồng có địa hình phong phú, chủ yếu là vùng núi và cao nguyễn, tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo với các hệ sinh thái cùng với mức độ đa dạng sinh học rất cao. Với giá trị của nguồn tài nguyên này, đòi hỏi tỉnh Lâm Đồng cần triển khai nhiều giải pháp nhăm bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến phát triển bền vững.

Tính đến hết năm 2022, tổng diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh là 538.240,62 ha, gồm diện tích rừng tự nhiên 454.532,17 ha; diện tích rừng trồng đã thành rừng 77.969,69 ha; diện tích rừng trồng chưa thành rừng 5.738,76 ha. Lâm Đồng có trên 13.181 ha đất ngập nước, chiếm 1,34% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, chủ yếu là thủy vực các dòng chảy của sông suối, các hồ chứa nước và các vùng đất ngập nước thường niên hay định kỳ trong năm. Đây là không gian để địa phương này tăng cường công tác bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. 

Thông qua khảo sát, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, tỉnh Lâm Đồng đã xác định được 3.526 loài thực vật rừng và 393 loài nấm; trong số này có 131 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam vào năm 2007; 45 loài được liệt kê trong danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và 43 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Với động vật, Lâm Đồng cũng là tỉnh có mức độ đa dạng sinh  cao. Các nhà nghiên cứu đã thống kê được 86 loài thú, 301 loài chim, 102 loài bò sát và lưỡng cư, 686 loài côn trùng và 111 loài cá.

Để thúc đẩy công tác bảo tồn, ngành chức năng tỉnh tăng cường nghiên cứu, khảo sát đánh giá hiện trạng mức độ đa dạng sinh học. 

Lâm Đồng được đánh giá là có nguồn tài nguyên quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực; đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Sự đa dạng gen trong các quần thể các loài động, thực vật giúp duy trì quần thể các loài trọng tâm...Sự đa dạng về các loài thực vật, động vật hoang dã của Lâm Đồng rất cao, đóng góp tỷ lệ lớn trong danh mục của cả nước. Cho đến nay vẫn còn nhiều động vật, nhiều loài cá, các loài thủy sinh khác chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Lâm Đồng hiện có 9 khu bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có 6 khu đang hoạt động và 3 khu bảo tồn đã được chọn và quy hoạch và sẽ lần lượt thành lập để đưa vào hoạt động trong thời gian đến. Trong đó, diện tích rộng nhất chính là Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. Toàn bộ khu vực này có tổng diện tích 275.439 ha, trong đó vùng lõi 34.943 ha; vùng đệm 72.232 ha và vùng chuyển tiếp 168.264 ha. Trong vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển này có Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Năm 2015, khu vực cao nguyên Lang Biang và vùng phụ cận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển.

Bên cạnh đó, địa phương này còn có 2 Vườn quốc gia diện tích rộng, trong đó Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà rộng 56.436 ha do tỉnh quản lý và Vườn Quốc gia Cát Tiên rộng 27.228,8 ha do Trung ương quản lý; Khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cảnh quan Đà Lạt rộng 22.320 ha, chủ yếu nằm trên địa bàn Đà Lạt và một phần diện tích thuộc huyện Đơn Dương. Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học bao gồm 2 khu vực do Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên quản lý tại TP Đà Lạt và tại huyện Đức Trọng với tổng diện tích quy hoạch 454 ha.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là một nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược, là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại và bền vững trong tương lai. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở, ban, ngành của tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học lồng ghép công tác bảo tồn trong các chính sách của tỉnh. Cụ thể như việc giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình trong đó ưu tiên cho các cộng đồng người dân tộc thiểu số trong tỉnh đã được thực hiện và duy trì hiệu quả, đóng góp đáng kể cho công tác giảm nghèo, ổn định đời sống cư dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. 

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học được tỉnh Lâm Đồng xác định là bảo vệ rừng. 

Tỉnh cũng đã tăng cường bảo vệ diện tích rừng đầu nguồn, sử dụng hiệu quả rừng phòng hộ; bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, phục hồi rừng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng rừng, hạn chế đến mức thấp nhất việc chặt phá rừng lấy củi, làm nương rẫy; đồng thời, tăng cường các biện pháp cơ học và sinh học chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại. 

Trong năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học và các khu bảo tồn - xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; cung cấp thông tin phục vụ xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như góp ý đối với hồ sơ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dang sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng dự kiến quy hoạch xây dựng ba khu bảo tồn loài/sinh cảnh cấp tỉnh. Đây là các khu bảo tồn đa dạng sinh học do địa phương quản lý, bao gồm: Khu bảo tồn Núi Voi để bảo tồn loài thông đỏ tại khu vực huyện Đức Trọng và Lâm Hà; Khu bảo tồn Phát Chi để bảo tồn loài trà mi Đà Lạt và đảng sâm tại khu vực Thành phố Đà Lạt; Khu bảo tồn Mađaguôi để bảo tồn các loài: trà mi bạc, hoàng đằng, quế rừng tại khu vực huyện Đạ Huoai.

Theo đó, về công tác quản lý, Khu bảo tồn loài thông đỏ Núi Voi, tỉnh Lâm Đồng dự kiến sẽ giao cho Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm quản lý; Khu bảo tồn loài/sinh cảnh Phát Chi dự kiến giao cho Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý; Khu bảo tồn loài/sinh cảnh Madaguôi dự kiến giao cho Ban Quản lý Khu du lịch Madaguôi quản lý. 

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline