Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 15:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô

Thứ sáu, 23/02/2024 07:02

TMO - Diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, nền nhiệt tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác cung cấp điện mùa khô năm 2024, nhất là khu vực miền Bắc khi nguồn thuỷ văn bị ảnh hưởng, các nguồn điện hạn chế, khả năng truyền tải từ Trung ra Bắc vẫn còn gặp khó khăn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino xuất hiện từ giữa năm 2023 và sẽ còn duy trì đến tháng 4/2024 với xác suất trên 90%, sau El Nino suy yếu và có khoảng 60% cơ hội chuyển sang pha trung tính trong giai đoạn từ tháng 5-7/2024 và khoảng 50-60% khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Với diễn biến như trên, nhiều khả năng nắng nóng tại khu vực Nam Bộ, khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Năm 2024 được dự báo tổng lượng mưa sẽ thấp hơn so với TBNN, cùng với sự xuất hiện sự chuyển pha ENSO do vậy thời tiết khí hậu thường có những biến động mạnh trên phạm vi toàn quốc. Cảnh báo cao điểm khô hạn, nguy cơ thiếu nước trong nửa đầu năm. Trong đó nguy cơ thiếu nước tập trung ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Theo một số chuyên gia, diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, nền nhiệt tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác cung cấp điện mùa khô năm 2024, nhất là khu vực miền Bắc khi nguồn thuỷ văn bị ảnh hưởng, các nguồn điện hạn chế, khả năng truyền tải từ Trung ra Bắc vẫn còn gặp khó khăn.

Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo quyết liệt đi kèm các giải pháp cụ thể ngay từ cuối năm 2023. Đồng thời thay đổi phương thức quản lý, điều hành, vận hành hệ thống điện sát với thực tiễn hơn. Bên cạnh Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt các kế hoạch cung cấp than, khí, kế hoạch cung ứng điện trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 từ tháng 4 đến tháng 7. Theo tính toán, năm 2024, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 là 306,259 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 148,489 tỷ kWh và mùa mưa là 157,769 tỷ kWh. Trong các tháng cao điểm mùa khô, sản lượng điện vào khoảng 109,183 tỷ kWh.

Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo quyết liệt đi kèm các giải pháp cụ thể ngay từ cuối năm 2023 để đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô năm 2024. 

Bộ Công Thương đã yếu cầu Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), công bố Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024 bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện từng tháng theo phương án 2 cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các đơn vị để thực hiện các giải pháp về nguồn điện theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 457/TB-VPCP ngày 6/11/2023 và các chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong thời gian qua; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện cập nhật thường xuyên và bám sát tình hình thủy văn các hồ chứa thủy điện để có kế hoạch vận hành hồ chứa tối ưu và hiệu quả, tuân thủ quy định và các quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ, đảm bảo an ninh, an toàn cung cấp điện.

Đối với khối phát điện thuộc Tập đoàn, tăng cường phối hợp, cung cấp thông tin liên tục cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc về cập nhật nhu cầu nhiên liệu cho sản xuất điện của toàn hệ thống; tăng cường kiểm tra, củng cố các thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết, đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy.

Triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, đến thời điểm này, doanh nghiệp ở các khối phát điện; Truyền tải; phân phối và các đơn vị cung cấp nhiên liệu như than, khí đã và đang chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, cung ứng điện cho các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 với tinh thần trách nhiệm cao nhất và mục tiêu không để thiếu điện.

Nhằm đánh giá tình hình, đôn đốc việc triển khai các chỉ đạo cũng như kế hoạch cấp điện mùa khô, ngày 19/2 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp với các đơn vị trực thuộc. EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện lực cần tiếp tục nâng cao chất lượng dự bảo phụ tải; làm việc chặt chẽ với khách hàng thực hiện chương trình điều hòa, điều tiết phụ tải hợp lý, huy động Diesel nguồn của khách hàng khi cần thiết. Đặc biệt, đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền tiết kiệm điện, để hoạt động này đi vào thực chất hơn nữa. 

Lãnh đạo EVN cũng yêu cầu các các đơn vị phát điện tăng cường kiểm tra, giám sát các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc đảm bảo độ khả dụng, độ tin cậy của các tổ máy; không được phép để xảy ra sự cố trong các tháng cao điểm mùa khô. Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia quản lý, vận hành an toàn lưới điện; kiểm tra, rà soát, khắc phục ngay các khuyến khuyết; chủ động, sẵn sàng các vật tư, thiết bị dự phòng cần thiết…

Các tổng công ty/công ty phải hoàn thành công tác sửa chữa lưới điện trước 31/3/2024, đặc biệt là các công tác trên trục đường dây 500kV Bắc – Nam; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện công tác cắt điện phục vụ thi công đường cao tốc, đóng điện các dự án lưới điện; hạn chế tối đa việc đăng ký sửa chữa các công tác lưới có ảnh hưởng đến cấp điện phụ tải, huy động nguồn trong các tháng cao điểm mùa khô…

EVNNPT đảm bảo vận hành lưới truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định trong các tháng cao điểm mùa khô và trong cả năm 2024. 

Nhằm đảm bảo vận hành lưới truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định trong các tháng cao điểm mùa khô và trong cả năm 2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã yêu cầu các đơn vị thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ. Tổ chức kiểm tra toàn bộ các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy trong và gần hành lang tuyến đường dây 220kV, 500kV, khu vực gần các Trạm biến áp. Lập phương án xử lý, loại bỏ nguy cơ, không để xảy ra sự cố do cháy trong và gần hành lang an toàn đường dây truyền tải; rà soát, bổ sung các phương án phối hợp phòng cháy, chữa cháy rừng, nương rẫy tại các khu vực gần đường dây truyền tải điện.

Đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn điện khi chữa cháy gần đường dây 220kV, 500kV (giám sát, đảm bảo khoảng cách an toàn từ phương tiện chữa cháy đến đường dây mang điện, đảm bảo không phóng điện từ đường dây xuống khu vực chữa cháy). Kiểm tra, lắp đặt đầy đủ các biển báo hiệu, báo cấm theo quy định; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải. 

Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của cục Kiểm lâm tại địa chỉ website: kiemlam.org.vn; thông tin cảnh báo nhiệt độ ngoài trời, thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia; trên các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương để kịp thời có phương án phòng tránh, xử lý. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an, quân đội các địa phương tổ chức phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định của pháp luật.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống cháy rừng; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương bằng các hình thức báo chí, đài phát thanh, truyền hình phù hợp để người dân, các tổ chức đồng thuận, tự giác phối hợp, thực hiện công tác phòng, chống cháy trong và gần hành lang an toàn đường dây truyền tải điện.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, các Công ty Lâm nghiệp, Lâm trường và các chủ rừng tại các địa phương để tuyên truyền, chấp hành và thực hiện tốt các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới truyền tải điện không để xảy ra sự cố lưới điện do cháy rừng. Chủ động thông tin giữa đơn vị truyền tải điện và người dân địa phương, chính quyền và các đơn vị, ban ngành liên quan về các vụ cháy rừng có nguy cơ ảnh hưởng đến đường dây truyền tải điện 220kV, 500kV. 

Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên đảm bảo hệ thống được thông suốt (máy fax, điện thoại cố định, điện thoại di động luôn để chế độ online) để kịp thời phục vụ công tác khắc phục sự cố, công tác thông tin với các lực lượng chức năng khi có tình huống bất thường xẩy ra gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống truyền tải điện. Các đơn vị chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, thiết bị để sẵn sàng phối hợp hỗ trợ với nhau khi có sự cố xảy ra.

 

 

Thanh Tuyền 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline