Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ bảy, 24/02/2024 11:02

TMO - Để chủ động triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tỉnh Yên Bái hiện có 463.811,3 ha rừng; độ che phủ rừng đạt 63% và nằm trong tốp 6 tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất toàn quốc. Vào mùa khô, trên địa bàn thường xảy ra cháy rừng; trong đó, nhiều vụ cháy xuất phát từ đốt nương, dọn thực bì. Mùa khô, thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió lào tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Tính riêng mùa khô năm 2022 - 2023, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 46,43 ha; trong đó, 40,99 ha rừng trồng và 5,44 ha rừng tự nhiên. Đặc biệt, ngay đầu vụ khô hanh năm 2023 - 2024, trên địa bàn đã xảy ra 2 vụ cháy rừng ở các huyện vùng thấp là Trấn Yên, Yên Bình. Nguyên nhân một phần do diễn biến thời tiết bất thường khó dự báo và ý thức bất cẩn của một số người dân khi sử dụng lửa đốt dọn vệ sinh để chuẩn bị trồng lại rừng sau khai thác. Các vụ cháy rừng là lời cảnh báo về công tác  phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), đặc biệt là tình trạng người dân chưa tuân thủ đúng quy trình trong việc xử lý thực bì, đốt nương rẫy. 

Kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế và dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn. 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu tháng 02 đến nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu đã xảy ra một số vụ cháy rừng; tình trạng người dân đốt dọn thực bì, canh tác nương rẫy, nhất là sau dịp Tết Nguyên đán dẫn đến nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt tại các huyện phía Tây của tỉnh (Trạm Tấu, Mù Cang Chải) và các xã thượng huyện Văn Chấn, Văn Yên gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản tính mạng và đời sống của nhân dân.

Dự báo của Cục Kiểm lâm cho thấy, trong thời gian tới nắng nóng vẫn tiếp tục xuất hiện trên địa bàn. Để chủ động triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, các khu vực trọng điểm về cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái  yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, các khu vực trọng điểm về cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Rà soát, hoàn thiện quy chế chỉ đạo điều hành và phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát lực lượng phương tiện, vật tư; xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị, chủ rừng đảm bảo đầy đủ, sát thực tiễn, đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy; dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng.

Tổ chức trực ban, duy trì nghiêm chế độ trực ban, phân công lực lượng 24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng kéo dài; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào các khu vực rừng có nguy có cháy cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế và dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả. Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.

Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền các cấp, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra cháy rừng và xử lý theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo áp dụng các biện pháp phù hợp để trồng, phục hồi lại diện tích rừng bị cháy.

Lực lượng kiểm lâm các địa phương chủ động triển khai các biện pháp trong phòng cháy, chữa cháy rừng. 

Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2025, kịp thời xử lý các kiến nghị của địa phương theo thẩm quyền. Thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo kịp thời.

Các sở, ban, ngành, đơn vị khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo chức năng quản lý nhà nước được phân công. Trước đó, ngày 19-21/2, tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, ba vụ cháy rừng đã xảy ra trên diện tích 13ha rừng tại các xã: Chế Tạo, Lao Chải và Mồ Dề. Ngay khi phát hiện đám cháy, huyện Mù Cang Chải đã huy động hơn 800 người gồm: lực lượng kiểm lâm, bộ đội, dân quân tự vệ và nhân dân kịp thời dập tắt các đám cháy.

Thời gian qua, để hạn chế cháy rừng, ngành kiểm lâm tỉnh đã triển khai nhiều phương án PCCCR đến các địa phương, chủ rừng. Đồng thời, với vai trò lực lượng nòng cốt, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai các chỉ thị, công văn về việc thực hiện các biện pháp cấp bách PCCCR nhằm chỉ đạo UBND các cấp, ngành và các chủ rừng tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, PCCCR; tham mưu giúp UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện tốt PCCCR; chuẩn bị phương tiện, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy rừng; thực hiện tốt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, tăng cường cán bộ kiểm lâm về địa bàn cơ sở ký cam kết với các hộ dân, mở các lớp tập huấn về PCCCR cho kiểm lâm địa bàn và trưởng nhóm bảo vệ rừng ở các địa phương. 

Lãnh đạo Chi cục thường trực 24/24 giờ tại đơn vị, phòng chuyên môn để thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng sớm của Cục Kiểm lâm để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng và có biện pháp xử lý kịp thời. Hiện, cùng với công tác trồng rừng, các địa phương cũng chủ động các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

 

 

Thanh Tùng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline