Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 11:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ bảy, 18/05/2024

Tăng cường bảo vệ, phát triển rừng

Thứ hai, 24/07/2023 07:07

TMO - Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến rõ rệt. 

Ngay khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW, Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 18/10/2017, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 05/12/2017; đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, huyện ủy, thị ủy, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh nhấn mạnh đến mục tiêu  bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện còn, rừng trồng tập trung sang phát triển kinh tế Lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái; tập trung phát triển vùng nguyên liệu có quy mô gắn với xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản; khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến theo công nghệ tiên tiến.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh được quản lý chặt chẽ; tình trạng dân di cư tự do cơ bản được kiểm soát; công tác phối, kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị và chính quyền cơ sở trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cơ bản đồng bộ, chặt chẽ; ngành Lâm nghiệp của tỉnh đã có những thành tựu đáng kể và chuyển biến theo hướng tích cực, số vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp giai đoạn 2017 - 2022 là 703 vụ, giảm 2.344 vụ so với giai đoạn 2011 - 2016; chỉ xảy ra 05 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại là 3,260 ha rừng sản xuất; diện tích rừng trồng mới của tỉnh đạt 1.144,35 ha; đã trồng được 1.363.941 cây phân tán; tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 đạt 22,66%, tăng 1,07% so với năm 2016.

Lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. 

Hiện nay, lực lượng Kiểm lâm đang thực hiện tham mưu toàn diện các nhiệm vụ về Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, gồm: Quản lý rừng, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về Lâm nghiệp, phát triển rừng, sử dụng rừng, quản lý, chế biến và thương mại lâm sản. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, kiến thức lãnh đạo, quản lý cho lực lượng Kiểm lâm được coi trọng; ứng dụng khoa học, công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ được tăng cường trong thời gian qua.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có 96 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 10 doanh nghiệp FDI đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc và trên 300 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể các mặt hàng đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2017 đạt 97,9 triệu USD (chiếm 4,62% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh); năm 2018 đạt 114 triệu USD (chiếm 5,2%); năm 2019 đạt 119 triệu USD (chiếm 4,5%); năm 2020 đạt 158,55 triệu USD (chiếm 5,9%); năm 2021 đạt 263,8 triệu USD (chiếm 8,11%) và năm 2022 đạt 346,7 triệu USD (chiếm 9%).

Trong giai đoạn 2017 - 2022, toàn tỉnh có 84 dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với tổng diện tích là 2.492,71 ha. Phân theo hiện trạng rừng: Rừng tự nhiên là 10,30 ha và rừng trồng là 2.482,41 ha; phân theo quy hoạch 03 loại rừng: Rừng đặc dụng là 10,30 ha (rừng tự nhiên là 10,30 ha), rừng phòng hộ là 0,90 ha (rừng trồng) và rừng sản xuất là 2.481,515 ha (rừng trồng). Công tác quản lý quy hoạch 03 loại rừng được thực hiện thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ ở các cấp. Quá trình lập quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát diện tích quy hoạch lĩnh vực Lâm nghiệp tích hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia đúng với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh Bình Phước.

Bên cạnh đó, việc triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho cho người trồng, quản lý, bảo vệ rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến nay, tổng số tiền DVMTR Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước đã nhận ủy thác từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR là 74,1 tỷ đồng. Có 16 đơn vị sử dụng DVMTR của tỉnh gồm: 7 nhà máy thủy điện, 7 cơ sở sản xuất nước sạch, 2 tổ chức kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh (trong đó có 1 cơ sở sản xuất nước sạch và 1 tổ chức kinh doanh chưa thu được tiền DVMTR).

Các tổ cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, đồng thời ổn định sinh kế. Ảnh: NS. 

Với diện tích cung ứng DVMTR tỉnh Bình Phước là 68.788 ha, trong đó diện tích đang được chi trả DVMTR khoảng 53.317,737 ha (gồm diện tích tự nhiên 52.822,897 ha, diện tích rừng trồng 494,84 ha). Nguồn thu tiền dịch vụ tăng qua các năm vì vậy mức chi trả 1 ha rừng cũng tăng lên. Theo đó, mức chi trả  năm 2013 mà Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng chi trả cho các chủ rừng hơn 200 nghìn đồng/ha rừng  nhưng tới năm 2022 có khu vực được chi trả tiền DVMTR hơn 787 nghìn đồng/ha. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tăng lên, bình quân thu nhập của người dân làm nghề rừng trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên nhiều tạo niềm vui và phấn khởi cho người dân, qua đó tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ diện tích rừng tái sinh.

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh năm qua còn có tồn tại hạn chế đó là: tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn còn xảy ra như trình bày ở trên, nguyên nhân là: Do địa hình ở một số địa phương đồi dốc; diện tích rừng một số nơi phân bố rải rác gây khó khăn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng; ngoài ra do một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng, ven rừng  tự ý xâm nhập vào rừng trái phép để lấy Măng, hái Ươi, thu hái lá Nhíp, đọt Mây mặc dù lực lượng kiểm lâm, lực lượng chủ rừng đã chủ động có kế hoạch ngăn chặn, nhưng vụ việc vi phạm vẫn còn xảy ra.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh thực hiện nghiêm Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8-8-2017 của Chính phủ, Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 18-10-2017 của Tỉnh ủy Bình Phước và Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 5-12-2017 của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng và PCCCR sâu, rộng đến toàn thể nhân dân bằng hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả.

Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thi hành pháp luật của cấp dưới, các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm để xảy ra tình trạng phá rừng, cháy rừng gây thiệt hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật.

Trong những tháng mùa khô, các đơn vị tăng cường chỉ đạo thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng đối với các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Chú trọng thực hiện các biện pháp an toàn PCCCR; thường xuyên cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng nhằm nâng cao độ chính xác trong dự báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh…

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã có diện tích rừng, đất rừng chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ diện tích rừng, đất rừng theo đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tích hợp đầy đủ thông tin về rừng, đất rừng trong quy hoạch huyện, thị xã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chỉ đạo các cơ quan phối hợp liên ngành để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh hiện trường, điều tra làm rõ các vụ phá rừng trái pháp luật, làm rõ đối tượng vi phạm. Xem xét trách nhiệm của chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn được giao quản lý nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh diện tích các dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lập cơ sở dữ liệu quy hoạch về rừng và đất lâm nghiệp; phối hợp xây dựng, hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo Quyết định số 536/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...

 

 

Đức Mạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline